"Tác dụng phụ" đáng sợ của sữa chua, bưởi và dứa

Một số loại trái cây hay sữa chua nếu ăn quá nhiều cũng có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Vì vậy, bạn cần lưu ý khi ăn.

Vào mùa hè, nhu cầu giải nhiệt của chúng ta tăng lên cao hơn so với các mùa khác. Và các thực phẩm có tính giải khát như trái cây, nước ép trái cây, sữa chua... được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, cũng giống như hầu hết các thực phẩm khác, một số loại trái cây hay sữa chua nếu ăn quá nhiều cũng có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Dưới đây là một vài lưu ý khi ăn uống các loại thực phẩm phổ biến.

Ăn sữa chua

Một vài lưu ý khi ăn sữa chua, bưởi và dứa 1
Ảnh minh họa

Trong sữa chua có các vi khuẩn sống giúp thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của cơ thể để khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng hoặc ăn sữa chua không đúng cách có thể khiến cho lợi ích của sữa chua giảm xuống đáng kể.

Sữa chua có lợi cho tiêu hóa nên nó cũng góp phần giúp bạn giảm cân. Nếu bạn ăn 1 – 2 hộp sữa chua tương đương với 250 – 500gam và cách xa bữa ăn tầm 30 phút thì sữa chua sẽ phát huy tối đa công dụng của nó đối với lợi ích của sức khỏe. Trong trường hợp bạn ăn nhiều sữa chua mỗi ngày, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng cân. Bởi vì, thành phần tạo nên sữa chua là sữa bò hoặc sữa dê... nên hàm lượng dinh dưỡng trong sữa chua vẫn rất cao nên không thể đạt hiểu quả cao trong giảm cân nếu ăn quá nhiều.

Nếu kết hợp sữa chua với các chất chứa nhiều dầu mỡ như lạp xưởng, thịt hun khói… lại có thể tạo ra N-nitrosamine có khả năng gây ung thư rất cao.

Ăn bưởi

Một vài lưu ý khi ăn sữa chua, bưởi và dứa 2
Ảnh minh họa

Với hàm lượng kali phong phú, bưởi được coi là loại trái cây lí tưởng cho những người mắc bệnh thận , và bệnh về mạch máu não. Hàm lượng calo trong trái bưởi ít, nó có thể giúp giảm béo, có tác dụng làm đẹp da. Trong tép bưởi tươi có chứa thành phần chất như insulin, cũng là một loại thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, khi ăn bưởi, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

- Bưởi có tính lạnh nên nếu ăn nhiều sẽ khiến cơ thể hạ nhiệt quá mức, gây ra triệu chứng đau bụng. Người bị tiêu chảy càng không nên ăn nhiều bưởi vì ăn vào bệnh sẽ càng nghiêm trọng.

- Một số bệnh nhân đang trong thời gian dùng các loại thuốc như thuốc chống dị ứng, thuốc giảm béo ... không nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi uống thuốc để tránh các tác dụng phụ như đau cơ, đau đầu, loạn nhịp tim...

Ăn dứa

Một vài lưu ý khi ăn sữa chua, bưởi và dứa 3
Ảnh minh họa

Dứa là loại thực phẩm rất được ưa chuộng trong mùa hè vì nó có vị ngon, ngọt và chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, ăn quá nhiều dứa có thể dẫn đến dị ứng dứa.

Dị ứng dứa là do cơ thể quá nhạy cảm với protein có trong dứa. Nguyên nhân dẫn đế hiện tượng này chính là do men phân giải proteon có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm. Để đề phòng dị ứng dứa, sau khi gọt vỏ dứa xong hãy cắt thành từng miếng rồi cho vào nước muối nhạt ngâm độ 10 phút, men phân giải protein sẽ bị ức chế trong nước muối.

Ngoài ra, bạn cần nhớ những điều sau khi ăn dứa:

- Chỉ ăn những quả dứa tươi, còn lành lặn nguyên vẹn; không ăn những quả bị dập nát, ủng thối.

- Khi ngọt dứa phải gọt vỏ sâu, cắt hết mắt dứa, chú ý đến những mắt ăn sâu vào thân quả. Dứa gọt xong ăn ngay tốt hơn, không nên ăn những miếng dứa gọt saün từ lâu bày bán ở dọc đường.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại