ThS.BS Lê Bích Liên, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, SXH không phải là bệnh miễn dịch suốt đời. Vi rút Dengue gây bệnh SXH có 4 týp huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4.
Khi mắc bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể bảo vệ đối với 1 týp vi rút vừa bị mắc, các týp vi rút còn lại thì không. Vì vậy, người bệnh vẫn có thể mắc SXH trở lại.
Việc tái mắc vẫn xảy và và lần mắc sau sẽ nặng hơn lần trước. Nếu người mắc SXH lần hai, thủ phạm gây bệnh thường là týp vi trùng khác.
Khi đó, hai kháng thể của hai týp vi trùng khác nhau cùng tồn tại trong cơ thể người sẽ làm bệnh trầm trọng hơn, gây phản ứng, làm tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, choáng, trụy mạch…
SXH là bệnh lây truyền qua trung gian muỗi Aedes Agypti (muỗi vằn).
Đây là loại muỗi sống ngay trong nhà hoặc xung quanh nhà, đẻ trứng ở những chỗ chứa nước sạch (lu vại, bình cắm hoa, những vật dụng phế thải vứt quanh nhà chứa đựng nước mưa).
Nếu nơi ở có muỗi vằn sinh sống và có người mang vi rút Dengue thì khả năng lây bệnh SXH là rất cao, đặc biệt là trẻ em. Bệnh có thể lây thành dịch, nhất là vào mùa mưa
. Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất hiện nay vẫn là diệt muỗi, diệt lăng quăng, ngừa muỗi chích.
Bệnh SXH thường sốt từ 2 đến 7 ngày. Triệu chứng nguy hiểm có thể tử vong là sốc trụy tim mạch, thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh (85% rơi vào ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh).
>> 3 lầm tưởng khi ăn tôm cần loại bỏ ngay
>> Mẹo cực hay đuổi kiến, diệt kiến không cần thuốc
--------------
* Để đặt câu hỏi tư vấn sống khỏe, mời bạn BẤM VÀO ĐÂY