Sầu riêng là loại quả nổi tiếng bởi đặc tính riêng khiến cho người thích rất thích mà người không ăn được thì rất sợ.
Dù "nghiện" hay sợ sầu riêng thì không ai có thể phủ nhận được sầu riêng là loại quả rất tốt cho sức khỏe.
1. Những công dụng của sầu riêng
Phòng và trị táo bón:
Sầu riêng là nguồn dồi dào chất xơ, một chất quan trọng, có tác dụng hấp thu nước và giúp nới rộng đường tiêu hóa một cách nhẹ nhàng, giúp tăng cường quá trình vận chuyển chất thải qua hệ tiêu hóa hiệu quả.
Phòng bệnh thiếu máu:
Bệnh thiếu máu không phải luôn luôn gây ra bởi tình trạng thiếu hụt chất sắt trong cơ thể. Sự thiếu hụt chất folate có thể gây ra dạng thiếu máu gọi là thiếu máu nguy hại.
Chất folate còn được gọi là vitamin B9, rất cần thiết cho việc sản xuất ra các hồng huyết cầu bình thường. Và sầu riêng đã được biết đến là nguồn phong phú chất folate.
Tốt cho sức khỏe xương:
Sầu riêng tráng dương
Y học phương Đông cũng nêu ra một số bài thuốc từ sầu riêng giúp cơ thể đàn ông tráng kiện, tăng cường khả năng “phòng the”.
Chữa liệt dương: Sầu riêng (múi quả) 200g, ba kích 100g, hạt mướp đắng 50g. Tất cả sấy khô tán bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa canh với rượu ngon, trước khi ăn.
Bổ thận tráng dương: Bầu dục lợn một bộ, sầu riêng (sắp chín), 200 gr, gia vị vừa đủ. Bầu dục thái nhỏ ướp gia vị. Sầu riêng thái miếng nhỏ xào với bầu dục. Ăn nóng ngày một lần. Cần ăn 5 lần, dùng cho người bị chứng lãnh cảm, suy yếu tình dục.
Chữa di tinh, liệt dương: Sầu riêng 50 gr, đường 20 gr (có thể thay đường bằng mật ong) đánh nhừ như kem, thêm khoảng 100 ml nước sôi để nguội hòa đều để uống, ngày hai lần trong 10 ngày.
Bổ thận, cứng gân cốt, kích thích tiêu hóa: Vỏ quả sầu riêng 15 gr, đậu đen sao 10 gr, tang ký sinh 12 gr, hà thủ ô chế 15 gr, đỗ trọng 15 gr, cốt toái bổ 15 gr, vỏ quýt 8 gr. Sắc uống.
Khi nói về tình trạng khỏe mạnh của xương, nhiều người không chỉ tập trung vào canxi mà nhấn mạnh rằng, kali cũng là một dưỡng chất chìa khóa mang lại nhiều ích lợi cho xương.
Kali giúp bảo tồn canxi bằng việc ngăn cản canxi bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu. Và sầu riêng là một nguồn cung cấp kali dồi dào..
Duy trì tình trạng khỏe khoắn của tuyến giáp:
Sầu riêng có chứa chất iodine, có khả năng giúp tăng cường sức khỏe của tuyến giáp.
Bên cạnh đó, chất đồng được tìm thấy trong sầu riêng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của tuyến giáp, đặc biệt trong việc giúp cơ thể sản xuất và hấp thu hormon.
Trợ giúp hệ tiêu hóa:
Loại trái cây vua này còn chứa nhiều chất thiamin – một loại vitamin B, có tác dụng giúp ăn ngon miệng và sản xuất axít hydrochloric trong dạ dày, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
Làm dịu chứng đau nửa đầu:
Chất riboflavin – một loại vitamin B khác được tìm thấy trong sầu riêng, thường được các bác sĩ sử dụng trong việc trị chứng nhức nửa đầu.
Tăng cường sức khỏe răng miệng:
Sầu riêng có chứa photpho. Mặc dù canxi là một trong những dưỡng chất tốt nhất được biết đến trong việc giúp tăng cường sức khỏe răng và nướu, tuy nhiên, canxi không thể có tác dụng tốt với răng nếu không có sự trợ giúp của photpho.
Những lưu ý quan trọng khi ăn sầu riêng:
- Sầu riêng ăn ngon và bổ, tuy nhiên ta không nên ăn quá nhiều (trên 150g cơm quả một ngày) vì sẽ bị “nóng”, gây bứt rứt trong người, dễ sinh “nóng gan” gây mụn nhọt.
- Phụ nữ có thai hoặc những người có huyết áp cao không nên ăn sầu riêng.
- Những người tỳ vị yếu cũng không nên ăn nhiều vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
- Người bệnh đường trong máu cao cũng không nên ăn nhiều.
- Không nên ăn sầu riêng cùng lúc với các thức uống như trà đậm, cà phê hoặc bia rượu hoặc các chất kích thích khác....
- Một nghiên cứu của trường đại học Tsukuba (Nhật Bản) khuyến cáo: Trong quả sầu riêng có chứa một lượng lớn dầu có sulfur gây ức chế hoạt động của men aldehyd dehydrogenase, dẫn đến 70% chất oxy hóa trong tế bào không được chuyển hóa.
Vì vậy ăn nhiều sẽ gây độc cho cơ thể.