Trà đặc nóng, dù là trà đen hay trà xanh cũng không tốt cho các trường hợp dưới đây.
Những người mắc bệnh gan tuyệt đối không uống trà đặc nóng
Các chất có trong lá trà bao gồm caffein đại đa số đều phải chuyển hoá qua gan. Nếu gan có bệnh, lượng trà đặc nóng uống vào quá nhiều so với khả năng chuyển hoá sẽ làm tổn thương các mô gan.
Những người mang thai không nên uống trà đặc nóng
Trà đặc, dù nóng hay lạnh tuyệt đối bị cấm với những phụ nữ mang thai. Chất fluoride có trong trà là rất cao. Một tách trà đặc có chứa 1,25 mg florua.
Nếu phụ nữ uống trà đặc trong thời kỳ mang thai, họ có thể dễ dàng bị thiếu máu, thiếu sắt và quy trình cung cấp dinh dưỡng cho bào thai có thể bị cản trở.
Đồng thời, caffeine có trong trà có thể làm tăng nhịp tim của phụ nữ mang thai và làm trầm trọng thêm những gánh nặng cho tim và thận, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và bào thai.
Những người bị cảm lạnh không nên uống trà đặc nóng
Uống trà pha mức đặc vừa phải sẽ có tác dụng giải nhiệt một chút, nhưng nếu pha trà quá đặc (kể cả trà xanh và trà đen) thì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể. Do đó, khi bị cảm lạnh không nên cố pha trà đặc cho bệnh nhân uống.
Những người bị loét dạ dày không nên uống trà đặc nóng
Trà là một loại chất kích thích bài tiết axit dạ dày. Uống trà có thể làm tăng lượng axit dạ dày, kích thích cho bề mặt loét. Vì vậy, thường xuyên uống trà đặc nóng sẽ khiến bệnh tình tồi tệ hơn.
Những người bị thiếu máu không nên uống trà đặc nóng
Chất tanin trong trà đặc nóng có thể kết hợp với sắt để tạo thành các hợp chất không hoà tan, khiến cơ thể không nhận được đủ nguồn cung cấp sắt, vì vậy người thiếu máu không nên uống trà đặc nóng.