Nhiều người cho rằng chỉ khi có biểu hiện như liên tục khát nước, tê bàn tay, bàn chân mới có khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, một vài dấu hiệu khác cũng cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang có nguy cơ bất thường.
Khát nước và đi tiểu nhiều
Lượng đường trong máu tăng cao, thận sẽ cố gắng lọc đường ra khỏi máu.
Tuy nhiên, khi thận không thể lọc được hết lượng đường có trong máu, lượng đường sẽ vượt quá giới hạn và bài tiết qua nước tiểu cùng các chất dịch thừa. Điều này khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và phải uống thuốc nhiều hơn.
Suy nhược, mệt mỏi
Khi bạn có nguy cơ bị tiểu đường, lượng insulin để đưa glucose sẽ giúp cơ thể hoạt động khỏe khoắn.
Đói liên tục
Cơ thể bạn luôn cần dùng insulin để đưa glucose vào tế bào, khi thiếu insulin, cơ thể bạn không thể lưu trữ được lượng glucose để tạo năng lượng. Chính điều này khiến bạn đói liên tục và cần nạp calo để giải quyết cơn đói.
Ngứa hoặc bị tê tay, chân
Đây là một trong những biểu hiện tổn thương thần kinh phát sinh khi biến chứng của tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, gây cản trở tín hiệu truyền qua dây thần kinh.
Khi đó, hệ thống mạch máu nhỏ suy yếu cũng sẽ cắt đứt nguồn cung cấp máu đến các dây thần kinh.
Da đổi màu
Da tối màu, viền đen ở các nếp gấp thường ở gáy, khuỷu tay...
Khả năng nghe kém
Nếu bạn nhận ra bạn phải tăng âm lượng khi xem tivi, hoặc thường xuyên bắt người đối diện lặp lại câu vừa nói, bạn nên đi kiểm tra lượng đường trong máu.
Thị lực kém
Liên quan đến việc lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng đôi mắt bị tổn thương.
Việc tổn thương võng mạc sẽ khiến võng mạc khiến tầm nhìn trở nên mờ.
Vết thương chậm lành
Khi lượng máu trong cơ thể cao, nồng độ glucose trong máu tăng cao sẽ gây ức chế quá trình làm việc bình thường của hệ miễn dịch, gây cản trở sự làm lành vết thương của bạch cầu.
Khó chịu, cau có
Tình trạng đói liên tục, ăn thường xuyên để tăng lượng calo sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, tâm trạng bị ảnh hưởng nặng nề.