Những cái chết thương tâm bởi Ebola: Câu chuyện chưa có hồi kết

Họ - phụ nữ, trẻ em và cả nam giới ở Tây phi nếu không may trở thành nạn nhân của Ebola đồng nghĩa với việc mang trên mình bản án tử hình, những cái chết đã được dự báo trước.

5 trong số những người thân của gia đình Finda vừa qua đời vì loại virus chưa có thuốc kháng này. Sau khi người nhà trút hơi thở cuối, Finda đã tắm rửa cho họ mà không chú ý tới việc tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể. Lây qua dịch cơ thể là cách khiến Ebola hiện đang hoành hành dữ dội.

Nhiễm Ebola - bản án tử hình

Một trường hợp đau lòng bỏ mạng bởi Ebola là Finda Marie Kamano 33 tuổi ở làng Guéckédougou, Guinea. Sau khi 5 người thân qua đời vì Ebola, Finda Marie Kamano cũng đã bị nhiễm virus chết người này sau những lần mai táng cho họ và đã không thoát khỏi cái chết.

Chị gái của Finda là Fatou đã tìm đến MSF cầu cứu trong sợ hãi vì nghi em gái nhiễm Ebola. Khi bác sĩ tới, Finda đang nôn và lên cơn sốt. Cô còn không thể đi nổi ra xe cứu thương cách đó 30m.

5 trong số những người thân của gia đình Finda vừa qua đời vì loại virus chưa có thuốc kháng này. Sau khi người nhà trút hơi thở cuối, Finda đã tắm rửa cho họ mà không chú ý tới việc tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể. Lây qua dịch cơ thể là cách khiến Ebola hiện đang hoành hành dữ dội.

Xót xa những cái chết thương tâm bởi Ebola: Câu chuyện chưa có hồi kết 1

Finda Marie Kamano và nhân viên y tế

Vừa thấy Finda tới, một nhân viên y tế mặc đồ bảo vệ từ đầu đến chân ra đón bệnh nhân. Hôm sau, các y bác sĩ nói với Finda rằng cô đã mắc Ebola.

Trong những bộ đồ bảo hộ lùng thùng, nhân viên y tế vỗ lưng và dành thời gian động viên Finda. Cherkaoui cho biết. "Họ đang cố gắng thể hiện sự cảm thông nhưng với các thiết bị bảo vệ trên người, việc này thật khó. Thật không dễ gì để đoán được ai đang nói với bạn", Cherkaoui nói.

Sau khi Finda được chẩn đoán nhiễm Ebola, một đội nhân viên y tế ở Tổ chức bác sĩ không biên giới đã tới nhà cô khử trùng bằng chlorine. Mọi vật dụng trong nhà Finda hoặc là được khử trùng hoặc là bị đốt.

Điều đau lòng là người nhà Finda còn mua sẵn quan tài cho cô. Dường như trong suy nghĩ của họ, những ai nhiễm Ebola đồng nghĩa với mang trên mình bản án tử hình không gì có thể thay đổi.

Hai ngày sau khi có xét nghiệm dương tính với Ebola, Finda qua đời và được chôn ở nơi cách nhà cô vài bước chân.

Xót xa những cái chết thương tâm bởi Ebola: Câu chuyện chưa có hồi kết 2

Chị gái của Finda cảm thấy tuyệt vọng và thất bại trước cái chết thương tâm của em gái và những người thân trong gia đình mình

Những người thân trong gia đình Finda đã mời Sylvain Cherkaoui - nhân viên chụp ảnh dịch bệnh Ebola bùng phát ở Tây Phi cho Tổ chức bác sĩ không biên giới (MFS) một lần nữa tới lễ tang của cô và yêu cầu nhiếp ảnh gia chia sẻ những bức ảnh về Finda để giúp thế giới hiểu rằng Ebola là một căn bệnh thực sự cần phải được khống chế.

"Ebola đang giết chết mọi người vì họ không biết nó là cái gì", Cherkaoui lý giải.

Chị gái của Finda cảm thấy tuyệt vọng và thất bại. Em gái cô đã mất nhưng câu chuyện sau đó vẫn chưa kết thúc. Người làng bắt đầu quay sang bóng gió rằng Finda sẽ vẫn còn sống nếu như cô không nhờ tới sự giúp đỡ của MFS. Những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh bị ảnh hưởng do người làng không tin các bác sĩ tình nguyện phương Tây. Họ truyền tai nhau rằng chính những người đó đã làm lây lan bệnh dịch.

Bị nhốt cho đến chết

Âm thanh duy nhất vang ra từ ngôi làng bị cách ly ở Liberia chỉ là tiếng khóc của cô bé Fatu Sherrif. Cuối cùng, tiếng khóc của Fatu Sherrif cũng không còn nữa. Bé gái 12 tuổi này không thể chống lại căn bệnh do Ebola, loại virus đang tàn phá Liberia cùng nhiều quốc gia Tây Phi khác, gây ra.

Fatu sống tại làng Ballajah. Tính đến hôm 10/8, em đã bị nhốt cùng thi thể người mẹ được một tuần, sau khi phần lớn dân làng sơ tán vào rừng để trốn tránh đợt bùng phát Ebola. Những đồ đạc cá nhân bị bỏ lại xung quanh ngôi làng. Cánh cửa nhiều ngôi nhà vẫn còn để mở do chủ nhân chúng rời đi quá vội vã.

Momoh Wile, trưởng làng ngoài 70 tuổi, là một trong số ít dân làng còn ở lại. Ông cũng là người biết rõ về trường hợp của Fatu.

Xót xa những cái chết thương tâm bởi Ebola: Câu chuyện chưa có hồi kết 3

Thành viên người Liberia của nhóm Xây dựng Mạng lưới Phụ nữ Hòa bình nằm trên mặt đất trong khoảng thời gian ăn chay và cầu nguyện hai tuần để Chúa ra tay xóa sổ virus Ebola. Ảnh: EPA

Ballajah cách thủ đô Monrovia khoảng 150 km. Ngôi làng này nằm giữa một trong những vùng cách ly do chính phủ thiết lập nhằm kiềm chế sự lây lan của virus Ebola.

Ông Wile cho biết, Ebola được phát hiện ở gia đình của Fatu lần đầu tiên vào ngày 20/7, khi cha cô bé bị ốm. Kết quả chẩn đoán này làm dấy lên sự lo sợ trong khoảng 500 người sinh sống tại ngôi làng. Họ gọi cho các cơ quan y tế nhưng khi nhóm bác sĩ tới thì Abdulah, 51 tuổi, đã qua đời được 5 ngày.

Seidia Passawee Sherrif, 43 tuổi, vợ của Abdulah và Fatu khi đó cũng bị ốm. Chỉ riêng cậu con trai Barnie, 15 tuổi là có kết quả xét nghiệm âm tính với virus Ebola.

Các nhân viên y tế sau đó đưa thi thể Abdulah đi và dân làng "không dám đến gần Seidia cùng con gái cô ấy".

"Họ gào khóc cả ngày lẫn đêm, cầu xin hàng xóm cho họ thức ăn nhưng ai cũng sợ bị lây bệnh", Wile kể. Mẹ Fatu cuối cùng đã qua đời vào ngày 10/8 nhưng tiếng khóc của cô bé vẫn vang vọng trong ngôi làng. Cửa ra vào cũng như cửa sổ của ngôi nhà đều bị bịt kín khiến người bên ngoài không có cách nào để nhìn vào bên trong.

Người trưởng làng cho biết Fatu qua đời trong đêm ngày 11/8, cô độc và không có thức ăn hay nước uống. Còn Barnie, dù được xác định không nhiễm Ebola, cậu bé vẫn bị dân làng xa lánh.

Các phóng viên tìm thấy Barnie hôm 10/8, khi cậu bé đang trú ẩn trong những ngôi nhà bỏ hoang, cô độc và đang tìm kiếm thức ăn. Với vẻ mặt mệt mỏi và hốc hác, mặc một chiếc áo phông bẩn và đi dép lê, Barnie khóc nấc lên khi kể về câu chuyện của mình.

"Cháu ngủ tại đây, ở lại đây cả ngày. Không ai muốn đến gần cháu dù họ biết cháu không bị nhiễm Ebola", Barnie nói. "Khi đói bụng, cháu thường đi vào các bụi cây để kiếm rau xanh. Chúa từng nói như vậy nên cháu chấp nhận".

Khi được hỏi về tình trạng của Barnie những ngày sau đó, trưởng làng Wile nói ông không biết thêm thông tin nào về cậu bé nữa. Những người dân làng, từng bỏ mặc Fatu và Barnie, hiện cũng phải đối mặt với sự xa lánh, kỳ thị từ những thị trấn lân cận trong khu vực do lo ngại virus Ebola lây lan, Wile cho hay.

Các cơ quan y tế ở Liberia, quốc gia ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc hôm 6/8, từ chối bình luận về sự việc trên.

Cái chết không yên bình 

Thi thể một chàng trai nằm lạnh lẽo giữa đường và đang dần phân hủy trước mắt những người qua đường, trong đó có không ít trẻ em ở Liberia. Cảnh tượng đầy xót xa đó không khó bắt gặp trên đường phố Liberia đối với các nạn nhân Ebola. Trong lúc bấn loạn và hoảng sợ, không ít gia đình lôi thi thể chính người thân của mình ra đường như một nỗ lực tuyệt vọng nhằm cách ly với căn bệnh đang trở thành một nỗi khiếp sợ trên thế giới này!

Xót xa những cái chết thương tâm bởi Ebola: Câu chuyện chưa có hồi kết 4

Trong lúc bấn loạn và hoảng sợ, không ít gia đình lôi thi thể chính người thân của mình ra đường như một nỗ lực tuyệt vọng nhằm cách ly với căn bệnh đang trở thành một nỗi khiếp sợ trên thế giới này. Ảnh: AP

Chưa đầy một nửa số nạn nhân mắc bệnh sống sót, nhiều người dân châu Phi coi những người mắc Ebola là cái bẫy thần chết. Bởi vậy họ đưa thi thể nạn nhân ra khỏi nhà và để lại trên đường phố cho dù các tổ chức y tế tại đây đã đề nghị gia đình các nạn nhân để thi thể họ trong nhà để họ tới thu gom.

Hầu hết câu chuyện về những bệnh nhân nhiễm Ebola đều kết thúc theo cách này. Virus chết người ấy cướp đi sinh mạng tới 90% những người nhiễm. Tính đến ngày 12/8/2014 đã ghi nhận tổng cộng 1.848 trường hợp mắc dịch Ebola, trong đó có 1.031 trường hợp đã tử vong. Số trường hợp mắc và tử vong do virus Ebola tại 4 nước vùng Tây Phi gồm Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra liên tục gia tăng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại