Không nên tăng nhiệt độ phòng
Thiết bị sưởi và giữ ấm không gian đã trở thành thứ không thể thiếu trong mùa đông ở nhiều gia đình. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dùng không nên để nhiệt độ phòng quá cao trong những ngày giá rét.
Theo đó, khi chúng ta di chuyển từ nơi ấm áp đến những khu vực có nhiệt độ thấp hơn, sự thay đổi đột ngột của mạch máu có thể dẫn đến chứng bệnh Raynaud.
Đây là loại bệnh bắt nguồn từ việc các mạch máu đột ngột co lại khi tiếp xúc với không khí lạnh, gây cản trở cho việc lưu thông máu ở tứ chi, khiến cơ thể cảm thấy lạnh và đau đớn.
Do đó, để tránh bị “sốc nhiệt”, chúng ta chỉ nên giữ nhiệt độ phòng ở mức dao động từ 18 đến 20 độ, không nên chênh lệch quá nhiều so với bên ngoài.
Hạn chế uống trà và cà phê
Trà và cà phê là thức uống lý tưởng của nhiều người để giữ ấm trong những ngày giá rét. Thực tế, chất caffein có trong những đồ uống này lại làm hao tốn và thất thoát nhiệt lượng của cơ thể.
Caffein cản trở sự co giãn của huyết mạch, khiến cho các mạch máu không thể co lại khi gặp nhiệt độ thấp. Do mạch máu vẫn duy trì trạng thái nở rộng, cơ thể sẽ mất đi nhiệt lượng nhiều và nhanh hơn.
Bởi vậy, việc uống café hay trà ngược lại chỉ làm cho bạn bị lạnh nhanh hơn. Trong những ngày trời giá rét, chúng ta nên lựa chọn những đồ uống không chứa caffeine đễ giữ ấm cho cơ thể.
Trà gừng chính là một lựa chọn lý tưởng trong khoảng thời gian này.
Không cho tay vào túi
Cho tay vào túi áo hay túi quần là hành động bất giác của nhiều người khi cảm thấy lạnh. Tuy nhiên, các bác sĩ y học cổ truyền cho rằng phương pháp giữ ấm tốt hơn cả là việc để cho hai tay lắc lư tự nhiên.
Hai tay đong đưa đồng nghĩa với việc các cơ bắp được vận động, làm gia tăng tuần hoàn máu và thúc đẩy quá trình sản sinh nhiệt lượng giữ ấm cho cơ thể.
Ăn nhiều thực phẩm chứa protein
Việc tiêu hóa các thức ăn chứa protein khiến cơ thể sản sinh lượng nhiệt nhiều hơn so với tiêu hóa đường hay chất béo. Nguyên nhân là chúng ta sử dụng nhiều năng lượng (trong đó có nhiệt năng) hơn để phân giải và hấp thu các chất đạm.
Đậu và các chế phẩm từ đậu là lựa chọn lành mạnh để bổ sung protein vào mùa đông (Ảnh: nguồn internet)
Một ngày mùa đông lý tưởng sẽ được bắt đầu với bữa sáng gồm có sữa đậu nành và cháo đậu nành. Loại thực phẩm này có hàm lượng protein dồi dào nhưng tốt cho sức khỏe hơn so với các loại thịt.
Các loại hạt và sữa chua tự nhiên cũng là lựa chọn thích hợp để bổ sung chất đạm trong những ngày giá rét.
Không nên đội mũ len
Đầu là nơi tỏa ra 30% nhiệt lượng của cơ thể. Trong đó, tai là khu vực đặc biệt dễ nhiễm lạnh. Bởi vậy, khi chọn mũ, ta nên chọn những loại che được cả tai để giữ ấm cho đầu và bộ phận nhạy cảm này.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyên mọi người nên sử dụng các loại mũ dệt kim và hạn chế dùng mũ len. Bên cạnh khả năng giữ ấm, các sản phẩm dệt kim còn giữ cho đầu được thông thoáng và tránh được hiện tượng tĩnh điện ở tóc.
Vận động nhẹ khi nằm trên giường
Bài tập vận động này vô cùng đơn giản: Căng ngón chân, hướng về phía trước và đưa xuống phía dưới khoảng 20 lần; di chuyển chân hướng ra phía ngoài và trong mắt cá 10 lần; căng và thả lỏng cơ đùi 10 lần; thực hiện tương tự với các cơ ở mông.
Những hình thức vận động này có tác dụng tăng tuần hoàn máu và khiến cơ thể ấm lên nhanh chóng.
Đừng quên dùng kem dưỡng ẩm
Đối với những người có tiền sử bị mẩn ngứa hoặc viêm da, việc sử dụng kem dưỡng ẩm là điều không thể thiếu trong mùa đông.
Da từng bị tổn thương hay nhiễm trùng sẽ càng dễ mất đi nhiệt lượng, bởi hội chứng viêm sẽ khiến máu thoát ra ngoài bề mặt da.
Bên cạnh đó, việc bổ sung và giữ ấm sẽ chống lại hiện tượng nứt nẻ và duy trì độ đàn hồi bình thường của làn da.
Chú ý “sưởi” giày
Nhiệt độ giảm khiến lượng máu cung ứng cho chi dưới cũng giảm. Do đó, chân là bộ phận rất dễ bị nhiễm lạnh vào mùa đông.
Đôi chân cũng giống như phích nước, nếu bị lạnh ngay từ đầu, bộ phận này sẽ luôn duy trì trạng thái lạnh. Ngược lại, nếu được giữ ấm, chân cũng bảo trì nhiệt độ vô cùng tốt.
Do đó, để tạo được môi trường ấm áp cho chân, mọi người có thể đem giày đặt gần máy sưởi hoặc các thiết bị làm nóng để tăng nhiệt và giữ ấm.
Đừng để vùng bụng nhiễm lạnh
Mặc những chiếc áo khoác chiết eo hoặc những loại áo khoác khoét tay vào mùa đông là một cách lý tưởng để giữ ấm cho vùng bụng.
Khi để tay, chân lạnh hơn một chút so với các bộ phận khác, mạch máu tại những vị trí này sẽ co rút. Khi đó, máu ở tứ chi sẽ dồn về thân. Điều này có tác dụng giữ ấm cho dạ dày và bảo vệ nhiệt lượng của cơ thể.
Thư giãn trên ghế bập bênh
Những chiếc ghế có khả năng đong đưa không chỉ khiến cho tinh thần thoải mái mà còn có tác dụng duy trì nhiệt lượng trong cơ thể.
Ghế đong đưa là lựa chọn lý tưởng để thư giãn trong những ngày đông. (Ảnh: nguồn internet).
Khi ngồi trong tư thế bất động, lượng nhiệt trong người giảm xuống, khiến cho cơ thể lạnh run và có xu hướng co lại để giữ ấm.
Trong khi đó, ngồi trên một chiếc ghế đung đưa đòi hỏi ta phải cử động tay chân. Hình thức vận động nhẹ nhàng này sẽ giúp máu tuần hoàn, làm thân thể sản sinh nhiệt lượng.
Không nên ở một mình
Trong những ngày mùa đông, việc vui chơi với người thân và bạn bè giúp ta có cảm giác ấm áp hơn so với lúc ở một mình. Bên cạnh đó, các sự kiện tụ họp, ăn uống tại nhà cũng đem lại sự ấm cúng hơn so vớigi những ngày giá rét.
Ôn lại những kỷ niệm đẹp
Hồi tưởng lại những ký ức vui vẻ trong quá khứ không chỉ khiến cho tâm tình tốt lên mà còn làm cho không gian sinh hoạt trở nên ấm cúng.
Để kiểm nghiệm vấn đề này, các nhà nghiên cứu từng tiến hành thí nghiệm đối với một nhóm người bằng cách khơi gợi lại những kỷ niệm vui trong họ và đo nhiệt độ phòng. Kết quả cho thấy: nhiệt độ phòng của những người này tăng lên.
Bởi vậy, việc ôn lại những kỷ niệm đẹp có thể tăng khả năng chịu rét của cơ thể và giúp chúng ta cảm thấy ấm cúng hơn.
* Theo Sina Health