Nhìn nhau có lây bệnh đau mắt đỏ?

Tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng đau mắt đỏ cần điều trị dài ngày, dễ lây gây tốn kém tiền bạc, bất tiện trong sinh hoạt và công việc.

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và dễ lây lan. Tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng đau mắt đỏ cần điều trị dài ngày, dễ lây gây tốn kém tiền bạc, bất tiện trong sinh hoạt và công việc. Dưới đây là một số câu hỏi để bạn có thể hiểu rõ hơn và đẩy lùi dịch bệnh này:

1. Có thuốc đặc trị bệnh đau mắt đỏ không ?

Có rất nhiều độc giả nói rằng có thuốc đặc trị đau mắt đỏ, và chỉ cần mua nó về sử dụng khi bị bệnh mà không cần đến bác sỹ. Nhưng sự thật thì chưa có loại thuốc nào đặc trị đau mắt đỏ cả. Chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp bác sỹ, đa phần đau mắt đỏ thuyên giảm và khỏi trong vòng từ 7-10 ngày.  Các bác sỹ sẽ tư vấn và kê đơn thuốc cho bạn ( thườngng thì các đơn thuốc là giống nhau như: nước muối sinh lý, corticoid, cidofovir … ), cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sỹ. Nếu không theo chỉ định của bác sỹ, hoặc quá lạm dụng thuốc sẽ có những tai biến khó xử lý.

2. Nhìn nhau có bị lây đau mắt đỏ không ?

Đau mắt đỏ là do virut gây nên, cách lây bệnh thường gặp là qua nước mắt ( có chứa virut ), nước bọt, qua vật dụng nhiễm nguồn bệnh ( tay nắm cửa, điện thoại, đồ chơi …), qua nước bị nhiễm khuẩn ( như nước bể bơi …). Vì vậy nhìn nhau không thể lây đau mắt đỏ được.

3. Trong nhà có người đau mắt đỏ, làm gì để không bị lây sang người khác

Đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp, do vậy nếu một người trong nhà bị đau mắt đỏ thì việc lây cho người thân là rất phổ biến và khó tránh. Chúng ta chỉ có thể làm một số biện pháp để hạn chế lây qua người khác như:

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, thương xuyên rửa tay bằng xà phòng xát khuẩn.

- Nên dùng riêng các vật dụng cá nhân, ngay cả thức ăn và vật dụng chứa thức ăn

- Nếu các ly được thì là tốt nhất, không cho người bệnh đến những chỗ đông người

Nhìn nhau có lây bệnh đau mắt đỏ?

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

4. Bà bầu đau mắt đỏ có ảnh hưởng tới con ?

- Nhiều bà bầu bị đau mắt đỏ lo sợ virus gây bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng thực sự thì bà bầu không cần lo lắng quá nếu bị lây đau mắt đỏ. Nhiễm Virut trong thời kỳ đều có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, với các trường hợp đau mắt đỏ, khả năng gây ảnh hưởng đến thai rất thấp. Điều lo lắng nhất là bà bầu dính đau mắt đỏ lại không đi khám bác sĩ mà tự ý dùng thuốc, khi đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

- Chúng tôi vẫn khuyên bạn 1 điều là: Cần phải đi khám bác sỹ khi bạn bị đau mắt đỏ

5. Kinh nghiệm gì để nhanh khỏi đau mắt đỏ ?

- Phát hiện sớm và dùng thuốc kịp thời là cách để điều trị đau mắt đỏ nhanh nhất

- Thường lau mắt, rửa mắt cho người bệnh, không rụi tay vào mắt, hạn chế xem ti vi, sử dụng máy tính

- Sử dụng các thực phẩm có tính tăng sức đề khánh như: nước cam, sữa chua…

6. Khi đau mắt đỏ mà khóc thì có làm bệnh nặng thêm không ?

Khóc làm tiết ra rất nhiều nước mắt, nó có lợi cho việc đào thải vi khuẩn, làm mềm chất tiết ( ghèn ), tuy nhiên, cần lau bằng khăn sạch sau khi khóc để tránh làm môi trường bẩn, tạo điều kiện tăng sinh vi khuẩn, làm bệnh sẽ kéo dài và có thể trầm trọng hơn.

7. Đau mắt đỏ có cần kiêng ăn gì không, có phải tránh vận động mạnh không ?

- Không cần kiêng ăn gì, chỉ cần làm theo chỉ dẫn của bác sỹ nơi bạn khám

- Cần nghỉ ngơi, tránh ra nắng và môi trường bụi, bẩn để làm bệnh nhanh giảm các triệu chúng.vì vậy, không nên vận động mạnh trong lúc mang bệnh vì vấn đề vệ sinh.

Phòng và Điều trị:

Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu quả Bệnh đau mắt đỏ do virus gây nên. Vì thế, việc khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, vệ sinh, có các viêm nhiễm phối hợp hay không…

Người bệnh cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối, tra thuốc mắt theo đúng chỉ định.Người bệnh cần đeo kính râm, khẩu trang và rửa tay thường xuyên. Việc này tuy không thể loại trừ hết nguy cơ lây bệnh nhưng giúp giảm thiểu khả năng lây bệnh cho những người xung quanh.Chưa có thuốc đặc trị cho viêm kết mạc dịch, bệnh có xu hướng tự khỏi trong 7 – 10 ngày.

Thông thường bệnh được chỉ định dùng các thuốc diệt virus dùng uống, tra, nhỏ mắt được bác sĩ kê đơn trong những trường hợp cụ thể. Dùng kháng sinh nhỏ mắt phổ rộng hay kháng sinh kết hợp với cortizol nhỏ mắt. Nhỏ nước muối nhiều lần trong ngày để rửa sạch mắt.

Nhìn nhau có lây bệnh đau mắt đỏ?

Không nên tự mua thuốc điều trị đau mắt đỏ (ảnh Internet)

Lưu ý: Không tự ý tra thuốc bừa bãi. Cẩn thận khi dùng thuốc Clodexa và Nemydexa vì các thuốc này có chứa chất gây giảm miễn dịch mắt. Không nên dùng biện pháp xông lá vào mắt…

Phòng Bệnh đau mắt đỏ:

·         Rửa tay thường xuyên với xà phòng.

·         Không dụi tay lên mắt.

·         Không dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chậu rửa mặt…

·         Nên đeo kính râm khi ra đường. Sau một ngày lao động có tiếp xúc bụi mắt nên rửa mặt sạch rồi rửa mắt bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%.

·         Tránh tiếp xúc với bệnh nhân đau mắt đỏ. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý, rửa tay bằng xà phòng xát khuẩn.

Khi thấy các triệu chứng như mắt cộm, ngứa, có dử mắt, chảy nước mắt thì nên đến chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để phòng biến chứng bệnh.

Dùng thuốc đúng cách:

Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt nhiều lần trong ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và an dịu cho bề mặt nhãn cầu. Có thể rửa mắt mỗi khi thấy kèm nhèm hoặc trung bình 10 lần/ngày.

Nước mắt nhân tạo, chất làm ẩm hay bôi trơn nhãn cầu có độ nhớt thấp cũng có thể dùng cho đau mắt đỏ với tác dụng như trên và đem lại cảm giác dễ chịu cho mắt. Cũng cần nói thêm là nước muối hay nước mắt nhân tạo không làm kết thúc nhanh diễn tiến của bệnh.

Đối với kháng sinh, thông thường người dân sẽ thích dùng kháng sinh mạnh, có người còn tiêm kháng sinh vài ngày. Một số người thì tự mua kháng sinh đắt tiền để tra mắt. Thực ra, kháng sinh không giết được virut gây bệnh, có chăng là diệt các vi khuẩn bội nhiễm luôn có mặt kèm với virut khi chúng hoành hành ở kết mạc. Thái độ đúng đắn trong việc sử dụng kháng sinh trong đau mắt dịch là: dùng một kháng sinh tra mắt phổ rộng là đủ. Thuốc nội hay ngoại tùy thuộc vào kinh tế của bệnh nhân.

Người ta ít dùng thuốc mỡ trong giai đoạn cấp, do sẽ làm tăng cảm giác khó chịu khi đang ở giai đoạn viêm. Các thuốc được quảng cáo là để chữa đỏ mắt phần lớn sẽ không có tác dụng chữa đau mắt dịch, đặc biệt là những thuốc có chất co mạch có thể làm viêm nặng lên hoặc gây xuất huyết kết mạc.

Các sản phẩm có cortizol, nên thận trọng!

Có quá nhiều sản phẩm không cần kê đơn mà bạn vẫn mua được ở hiệu thuốc một cách dễ dàng như: nemydexa, clodexa, cloxit H… Người bán hàng có thể mời chào bạn, khi đọc chỉ định cũng thấy rất có lý thế nhưng dùng nó lại không đơn giản. Kinh điển các sản phẩm loại này có thể dùng để cắt ngắn đi chu trình bệnh ở giai đoạn gần lui bệnh hoặc giai đoạn có biến chứng. Bạn đừng nên tự mua thuốc và tra mắt bởi chỉ có bác sĩ nhãn khoa mới biết được bạn có đúng bị đau mắt dịch không? Đang ở giai đoạn nào của bệnh, có nguy cơ biến chứng hay đang bị biến chứng gì?

Ngoài ra, có thể dùng các sản phẩm có kết hợp kháng sinh mạnh và một chống viêm dòng cortizol như tobradex, decordex, vigadexa… nhưng bác sĩ phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mới cho dùng các thuốc này.

Nguy cơ khi sử dụng thuốc không đúng.

Nhỏ nước muối Natri clorid 0,9% thường xuyên để rửa sạch mắt hàng ngày.

Những người nôn nóng, sốt ruột thường muốn khỏi bệnh nhanh. Họ tự mua thuốc về tra, tự xông lá, làm theo lời mách bảo. Vì vậy, có nhiều trường hợp đã bị bỏng mắt do xông lá hay tinh dầu. Nhỏ cortizol tùy tiện gây loét giác mạc do Herpes hay nấm, năm nào cũng làm hàng chục, hàng trăm người mù lòa. Chỉ sau nhỏ 2 lọ clodexa cũng làm bạn phát sinh bệnh glôcôm, có thể gây mù lòa, điều trị rất phức tạp và tốn kém.

Vì vậy, quan điểm dùng thuốc nói chung hay các thuốc có cortizol nói riêng là phải rất thận trọng. Khi dùng phải có ý kiến của bác sĩ. Dừng thuốc khi đã đạt mục đích điều trị. Khi dừng thuốc cần giảm liều dần dần, có theo dõi và khám lại theo hẹn.

Bệnh nhân khi bị bệnh đau mắt đỏ nên đến cơ sở điều trị chuyên khoa để được khám, tư vấn điều trị, không tự ý dùng thuốc. Thông thường, đau mắt đỏ có tiến triển lành tính, có thể khỏi trong một tuần. Nhưng bệnh cũng có thể diễn biến nặng gây tổn thương trên giác mạc (lòng đen), ảnh hưởng đến thị lực, lúc đó, việc điều trị rất dai dẳng./.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại