Hiện tại em đang mang thai 5 tuần tuổi. Hôm trước em đi khám bác sĩ bảo em bị bệnh sùi mào gà. Em nghe nói bị sùi mào gà rất dễ gây dị tật ở thai nhi.
Bác sĩ cho em hỏi, điều này có đúng không? Em rất lo lắng không biết điều trị như thế nào? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Thanh Loan)
Trả lời:
Bạn Thanh Loan thân mến!
Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục do virus Human papilloma (HPV) gây nên và có thể gặp ở cả nam giới và phụ nữ.
Bệnh sùi mào gà là bệnh có tính truyền nhiễm và nguy hại lớn, trị lâu ngày không khỏi hoặc kéo dài bệnh nguy hại càng lớn.
Sùi mào gà sẽ tạo thành những khối thịt nhỏ như u nhú trên niêm mạc bề mặt da, hoặc có chảy máu, dịch đặc, khi bị vỡ có mùi hôi thối, sau khi gãi vỡ sẽ tiếp tục bị viêm nhiễm.
Bệnh sùi mào gà nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể khiến cho bệnh thường hay tái phát lại, gây vô sinh. Ảnh minh họa
Bệnh sùi mào gà dễ lây lan qua những con đường sau:
- Sinh hoạt tình dục không an toàn: Có quan hệ với đối tượng có mầm bệnh sùi mào gà, vợ hoặc chồng bị nhiễm bệnh gây viêm nhiễm chéo.
- Bị nhiễm gián tiếp: Bị nhiễm bởi tác nhân bên ngoài như chậu rửa, bồn tắm, khăn tắm cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Mẹ truyền sang con: Người mẹ khi bị bệnh có thể truyền nhiễm sang con khi sinh thường.
Sùi mào gà nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể khiến cho bệnh thường hay tái phát lại, các nốt sùi sẽ phá vỡ các niêm mạc, tấn công sâu vào bên trong, tạo thành các khối lớn, to bằng nắm tay, bịt kín đường sinh sản gây vô sinh, và người bệnh còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật.
Với phụ nữ có thai, nỗi lo lắng và tác hại của bệnh sùi mào gà còn tăng lên gấp đôi vì nếu không được chữa bệnh trước khi sinh con, virus sùi mào gà sẽ thông qua đường sinh dục, truyền lây sang cho con, ảnh hưởng đến sự phát triển, thậm chí gây ra cả những dị tật ở thai nhi.
Dù có mang thai hay không, nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ bệnh, người bệnh cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Bệnh sùi mào gà thường được điều trị theo những cách sau:
- Điều trị bằng thuốc: Bôi hoặc uống thuốc theo tình trạng của bệnh.
- Điều trị bằng tia lasez, đốt điện cao tần.
Tuy nhiên, việc điều trị bệnh cũng cần cân nhắc liên quan đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt, bạn đang mang thai thì việc điều trị càng nên cẩn trọng và tuyệt đối tuân thủ tư vấn, lưu ý, chỉ định của bác sĩ.
Bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được thăm khám và điều trị tích cực, hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Chúc hai mẹ con bạn khỏe mạnh!