Kiến ba khoang: Không giết kiến sẽ tránh được bệnh

Trong khi nhiều báo chí đưa thông tin kiến đốt gây bệnh về da trầm trọng khiến người dân hoang mang tìm mọi cách giết kiến để tránh bị đốt, thì trao đổi với SKGĐ, nhiều chuyên gia khẳng định nốt kiến đốt không đáng sợ mà chính cách giết kiến có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Giết kiến nên viêm da càng nặng

Trao đổi với phóng viên SKGĐ, PGS.TS. Đặng Thị Dung nhấn mạnh: Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố có tên Pederin (C24H43O9N), có độc tính gấp 12-15 lần nọc rắn hổ nhưng với lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ để gây chết người như nọc rắn. Pederin có trong máu con vật. Hành động dùng tay giết kiến “dập thịt” đã khiến chất độc được giải phóng ra ngoài và có thể tiếp xúc với da người, gây ra tình trạng viêm da trầm trọng.

Nếu tay bạn vừa giết kiến mà chưa được rửa ngay, và lại tiếp xúc vào các vùng khác trên cơ thể thì những vùng đó cũng bị nhiễm độc. Nếu bạn đưa tay có độc tố lên mắt có thể gây viêm kết mạc, sưng phần mềm quanh mắt, có trường hợp mù tạm thời. Còn nốt đốt của kiến ba khoang chỉ phồng rộp nhẹ chứ không gây ra loét chằng chịt và lan tỏa như nhiều dân đã bị.

Không khó xử lý

Kiến ba khoang là cứu tinh của sản xuất nông nghiệp

Trước những hậu quả đã gây ra, kiến ba khoang bị “kết tội” là loài động vật nguy hại. Tuy nhiên, PGS.TS. Đặng Thị Dung khẳng định: Kiến ba khoang là côn trùng có ích đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chúng là giúp nông dân giệt rệp, sâu tơ, rầy nâu,…

Thực chất kiến ba khoang là cách gọi thông thường của người dân, còn theo khoa học, chúng không phải là kiến mà là loài bọ cánh cứng. Chúng có phổ biến ở tất cả các loại cây trồng như lúa, ngô, khoai…

Tiến sỹ Dung cũng cho hay chất độc Pederin của kiến ba khoang chỉ có tác dụng tự vệ. Nghĩa là chúng không tự nhiên gây hại cho con người. Nốt kiến đốt cũng không có chất độc này. Điều nguy hại lớn nhất là khi bạn tiếp xúc với chất độc Pederin do kiến giải phóng ra khi bị giết. Do đó, nếu thấy kiến bám trên cơ thể, chỉ cần thổi nhẹ để kiến bay đi và rửa sạch vùng da vừa tiếp xúc sẽ giúp bạn hạn chế tối đa chất Pederin trên da.

Khi kiến vào nhiều trong nhà, bạn chỉ cần dùng ánh sáng dụ chúng tập trung vào một khu vực, dùng chổi quét dọn cho vào thùng rác, lau sạch khu vực có kiến vừa tiếp xúc và tay mình để rửa trôi độc tố. Còn muốn tránh kiến ba khoang vào nhà, bạn chỉ cần dùng lưới chống côn trùng mắt nhỏ hơn kích thước của kiến là có thể ngăn cản chúng vào nhà. Ngoài ra, nên đóng cửa và tắt bớt đèn khi không cần thiết để tránh dẫn dụ kiến.

Điều trị viêm da do kiến

BS CK I. Phạm Hồng Lãnh, Bệnh viện Da liễu TW cũng khẳng định: Điều trị vết thương do kiến ba khoang gây ra không có gì khó. Sau khi tiếp xúc với kiến, bạn chỉ cần rửa thật sạch bằng xà bông và bôi các loại thuốc chứa corticosteroids (như Korcin).

Còn TS. Phạm Hồng Thái, Bộ môn côn trùng, Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tự mình thử nghiệm cách điều trị vết thương do kiến ba khoang gây ra. Tiến sĩ Thái đã điều trị thành công bằng cách rất đơn giản: Dùng nước chè xanh pha thêm ít muối, rửa nhiều lần trong ngày (để làm loãng độc tố của kiến), vết thương sẽ dịu và nhanh chóng se miệng. Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại