1. Không ăn dứa khi đói:
Các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột. Chính vì vậy, nếu ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu.
2. Những người bị bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu không nên ăn dứa:
Dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên các nhà nghiên cứu khuyên những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu như người chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết... không nên ăn dứa.
3. Không ăn dứa bị dập nát, hư hỏng để tránh bị ngộ độc:
Vì dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ dứa lại xù xì lên quả dứa là nơi cư trú của nấm. Nếu dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây ngộ độc cho người ăn.
Thực tế, đã có nhiều trường hợp bị tai biến, thậm chí tử vong. Những triệu chứng xảy ra là sau khi ăn dứa chừng 30 - 60 phút cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay...
Những triệu chứng ngộ độc thể hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy.
Những triệu chứng xảy ra ở đường hô hấp, tuần hoàn như mạch đập nhanh, nhỏ, khó thở, hạ huyết áp.
Nếu gặp những triệu chứng trên, bạn nênđến ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Để đề phòng tai biến, nên ăn dứa tươi và nguyên lành, không ăn dứa dập nát.
4. Phụ nữ có thai không nên ăn dứa:
Phụ nữ có thai có thể gặp những phản ứng với prrotein có trong dứa.
Biểu hiện của triệu chứng này gồm có đau bụng, tiêu chảy, ngứa tòa thân, tê ở lưỡi, khó thở...
Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.
Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!