Để không ngộ độc thực phẩm từ việc rã đông

Cấp đông là cách bảo vệ thực phẩm thì rã đông lại là một quá trình khiến thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Đây là cách bạn bỏ thực phẩm từ ngăn đá xuống một ngăn có nhiệt độ cao hơn. Đây là cách tan băng an toàn nhưng lại mất nhiều thời gian.

Để rã đông 1kg thịt, bạn có thể mất 12 tiếng sau khi chuyển từ ngăn đá sang ngăn mát. Bởi thế chúng không thể áp dụng trong trường hợp ngẫu hứng bất ngờ.

Sau khi tan băng trong tủ lạnh, bạn có thể để chúng nằm yên đó 1-2 ngày, và nếu không muốn dùng nó nữa, bạn lại có thể chuyển lên ngăn đá (chỉ mất chất chứ không mất vệ sinh).

Song, thực hiện rã đông bằng cách này, bạn cũng phải chú ý để thực phẩm đông lạnh ở vùng tách biệt với thực phẩm khác. Đó là bởi trong quá trình tan đá, chúng có thể chảy nước và lẫn vào thực phẩm bên cạnh, làm gia tăng nhiễm khuẩn, ngộ độc.

Rã đông dưới nước

Đây là cách bạn cho toàn bộ thực phẩm đông đá vào trong nước. Cách làm này giúp rã đông nhanh hơn. Khoảng 1 tiếng là bạn có thể rã đông xong một cân thực phẩm.

Nhưng chúng không an toàn bằng cách tan đông trong ngăn mát tủ lạnh. Để tránh cho thực phẩm bị nhiễm khuẩn trong trường hợp này, bạn nên chú ý:

- Không bóc niêm phong khi thả thực phẩm vào nước. Nếu bạn bóc túi bảo vệ ra thì sẽ tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn từ môi trường, từ không khí vào thực phẩm.

- Khoảng 15-20 phút thay nước một lần cho việc rã đông nhanh hơn.

- Phải chế biến ngay sau khi rã đông xong bởi thực phẩm lúc này rất dễ bị hư hỏng.

- Không cấp đông lại thực phẩm đã rã đông theo cách này. Nếu không ăn ngay, bạn phải chế biến chúng trước khi cho quay lại tủ lạnh.

Nấu ngay không rã đông

Lấy thực phẩm từ ngăn đá rồi cho vào chế biến ngay là cách an toàn nhất, nhưng sẽ khiến bạn mất thời gian chế biến hơn.

Với những thực để hấp luộc, bạn nên ưu tiên cách này. Tất nhiên trước khi cấp đông, bạn đã rửa chúng sạch sẽ nên chỉ cần bóc niêm phong là cho vào nồi được.

Rã đông trong lò vi sóng

Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo, người dân dùng 3 cách rã đông ở trên, và không xem lò vi sóng là vật dụng rã đông. Nhưng đây lại là cách rã đông nhanh nhất và đang được nhiều người áp dụng.

Cách này nhanh nhưng không phải an toàn nhất. Thực phẩm đang đông đá mà gặp nóng sẽ nhanh chóng bị hư hỏng. Bởi vậy, khi rã đông bằng cách này, bạn nên chú ý:

- Chế biến ngay sau khi rã đông xong.

- Không cấp đông trở lại./.

Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.

Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!

theo Sức khỏe Đời sống

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên