Khi bạn bị đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy thì gừng là một vị thuốc sẵn có trong nhà có thể sử dụng để làm dịu những triệu chứng này.
Theo các chuyên gia, ngoài việc đến các cơ sở khám và điều trị, cách uống nước gừng tươi hoặc nước trà gừng nóng, cho thêm các gia vị cay vào đồ ăn cũng là giải pháp chống lạnh và những cơn đau bụng do thời tiết gây nên.
Vì sao đau?
Theo Ths. BS Trần Thuấn (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), có thể tạm chia ra hai loại là đau bụng lạnh do thời tiết (ngoại hàn) và do thức ăn lạnh đưa vào (chứng hàn này mùa nóng cũng mắc). Khi thời tiết chuyển lạnh, cơ thể chưa thích nghi ngay lập tức nên hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, dễ mắc nhiều bệnh, trong đó có chứng đau bụng do lạnh.
Theo Đông y, hàn làm tổn thương dương khí. Vì vậy, khi hàn tà xâm nhập vào cơ thể sẽ xuất hiện các chứng trạng ố hàn (sợ lạnh)… Hàn tà mà tụ lại ở gân xương sẽ gây đau. Hàn tà lưu ở bì phu (da thịt) sẽ dễ chữa, nhưng nếu lưu lại tạng phủ sẽ khó chữa hơn. Có khi hàn tà lại kết hợp với phong tà trở thành phong hàn xâm phạm thân thể. Vào những ngày lạnh, giá rét, hàn trệ đọng trong đường ruột sẽ sinh ra nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.
Xử trí thế nào?
Phòng tránh chứng đau bụng do lạnh - Thời tiết sẽ còn lạnh từ nay đến hết tháng Giêng. Vì vậy, khi ra ngoài bạn nên giữ ấm toàn cơ thể, nhất là ở đầu, cổ, chân. - Trẻ nhỏ vùng rốn rất nhạy cảm, dễ bị lạnh bụng, nên cần cho trẻ mặc quần cạp cao, dài bản, phía sau may chun để trẻ không bị hở bụng khi chơi, không tức bụng khi ăn no. - Trời lạnh nên ngủ đủ, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn. Trẻ con khi ngủ hay đạp chăn ra, cha mẹ cần chú ý để con không bị lạnh. - Trong nhà luôn trữ dầu gió, gừng tươi/khô để sử dụng khi đau bụng đột ngột. Những người hay bị đau bụng, khi trở trời, trước khi đi ngủ nên thoa dầu vào vùng bụng và vùng lưng (phía trên thắt lưng) để tránh bị nhiễm lạnh. |
- Thời tiết sẽ còn lạnh từ nay đến hết tháng Giêng. Vì vậy, khi ra ngoài bạn nên giữ ấm toàn cơ thể, nhất là ở đầu, cổ, chân.
- Trẻ nhỏ vùng rốn rất nhạy cảm, dễ bị lạnh bụng, nên cần cho trẻ mặc quần cạp cao, dài bản, phía sau may chun để trẻ không bị hở bụng khi chơi, không tức bụng khi ăn no.
- Trời lạnh nên ngủ đủ, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn. Trẻ con khi ngủ hay đạp chăn ra, cha mẹ cần chú ý để con không bị lạnh.
- Trong nhà luôn trữ dầu gió, gừng tươi/khô để sử dụng khi đau bụng đột ngột. Những người hay bị đau bụng, khi trở trời, trước khi đi ngủ nên thoa dầu vào vùng bụng và vùng lưng (phía trên thắt lưng) để tránh bị nhiễm lạnh.
Theo BS Hoàng Xuân Đại, nguyên BS Bệnh viện Quận đội 103 (Hà Nội), trời lạnh hàng ngày có thể uống nước gừng tươi hoặc nước trà gừng nóng cho ấm bụng (nhất là khi thấy bụng bắt đầu đau sẽ có thể dần giảm đau). Các bà nội trợ khi nấu nướng nên cho thêm các gia vị cay nóng (gừng, tỏi, ớt, giềng…) vào đồ ăn thức uống để giúp ấm bụng, cơ thể nóng ấm.
Đông y có thể trị chứng đau bụng do lạnh hiệu quả bằng vài loại thảo dược dễ tìm như sau:
- Gừng khô/tươi 12g, củ riềng 15 - 20g. Hai vị đem nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần, uống ấm trước bữa ăn.
- Gừng tươi 50g, rửa sạch, xắt lát, sao vàng, giã nát (hoặc nghiền thành bột), hòa với ly nước sôi, uống ấm (có thể thêm mật ong, đường cho dễ uống).
- Gừng tươi - hoắc hương: Hoắc hương 50g, đường đỏ 20g, gừng tươi 15g. Tất cả rửa sạch thái mỏng, cho vào 300ml nước đun sôi 10 phút thì bỏ đường đỏ vào khuấy tan, uống nóng. Cách này trị dứt nôn, thích ứng với chứng phát nhiệt, sợ lạnh, người khó chịu.
- Củ sả, lá tía tô, hoắc hương mỗi thứ 12g; gừng khô 8g (gừng tươi 12g), nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.
- Củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Tất cả chia 3 phần, mỗi phần 12g, khi dùng đổ 200ml nước, sắc còn 50ml thì chắt ra uống (làm liền 3 ngày).
- Lá lốt tươi 20g + 300ml nước, sắc còn 100ml thì uống khi nóng (trước bữa ăn tối), dùng liền 2 – 3 ngày.
Dân gian có một số món cháo, canh giúp trị chứng đau bụng, nôn ói… do lạnh khá hiệu quả, có thể kết hợp sau khi uống một trong các thứ trên:
- Lá tía tô, hành tươi mỗi thứ 20g; gừng tươi 12g. Tất cả rửa sạch, cắt nhỏ. Cho gạo tẻ vào nấu thành cháo thì múc ra bát, trộn chung với tía tô, hành, gừng rồi nêm gia vị, ăn nóng. Có thể cho 1 lòng đỏ trứng gà để tăng thêm khí lực, dinh dưỡng. Ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi là khỏi bị lạnh.
Một số món canh trị chứng đau bụng do lạnh: - Canh cật dê: Cật dê 4 cái, nhục thung dung 50g, thảo quả 10g, hạt tiêu 10g, mì sợi, xì dầu, hành, gia vị. Sơ chế cật dê, thái mỏng. Nhục thung dung, thảo quả, hạt tiêu cho vào túi vải bỏ vào nồi nước, đun kỹ mới cho cật dê vào, trước khi bắc xuống hãy thêm mì sợi. Canh này trị tỳ vị hư hàn bụng đau… - Ngải cứu – thăn lợn: Ngải cứu tươi 100g, thăn lợn 100g băm nhỏ, xào qua, nêm gia vị. Đun sôi 1 bát nước, cho rau ngải cứu vào, đợi sôi 5 phút bắc ra ăn nóng hoặc ăn với cơm 2 – 3 ngày (kết hợp chườm ngải cứu ở bụng 2 – 3 lần là khỏi). - Trứng gà – ngải cứu: Ngải cứu tươi thái nhỏ, trộn với trứng gà, xào hoặc rán ăn cũng giúp trị chứng đau bụng do lạnh (nhưng không nên ăn nhiều). Khi ăn/uống các món canh thuốc trên nên dùng dầu xoa hoặc chườm lá ngải cứu làm ấm vùng bụng quanh rốn 5-10 phút. (Theo tư vấn của BS Hoàng Xuân Đại) |