Sỏi thận là một loại bệnh thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ giới. Quá trình hình thành sỏi thận là một quá trình phức tạp do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ do bị dư calci.
Nguyên nhân gây bệnh sởi do: uống ít nước, chế độ ăn thừa canxi, oxalate, ảnh hưởng từ bệnh gút, di truyền, béo phì, tiểu đường kháng insulin…
Nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu.
Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất (80-90%) là sỏi calci, gồm calci oxalate, calci phosphat và calci oxalate phosphat. Ngoài ra, những loại sỏi ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin.
Các thực phẩm nên tránh khi bị sỏi thận:
Ăn ít thịt động vật
Ăn thực phẩm chứa ít muối, ăn ít các loại thịt. Có thể ăn cá thay cho thịt. Tôm cua có thể ăn vừa phải được.
Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate
Bao gồm các loại đậu, đậu phộng, bột cám, sô-cô-la, cà phê và trà đặc. Trong khi cố gắng để loại bỏ các loại thực phẩm có chứa oxalate từ thịt thì cũng lưu ý một số loại rau quả có thể là “tòng phạm” gây nên sỏi thận. Ví như rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất.
Hạn chế muối và mỡ
Nên cố gắng ăn nhạt vì những nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn cũng có thể cắt giảm lượng oxalate trong nước tiểu. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi thận như: cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò.