Đông y thường điều trị ghép bệnh viêm mũi với viêm xoang bởi mũi thông lên xoang, khi đã viêm mũi rồi thì ít người không viêm xoang.
Muốn chữa được bệnh viêm xoang cần hiểu về cơ chế gây bệnh của nó đồng thời hiểu được cấu trúc của mũi xoang thì mới có thể đưa ra bài thuốc điều trị hiệu quả.
Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA
Mũi có cấu trúc là 1 lớp niêm mạc rất mỏng và có 1 hàng rào lông mũi để ngăn cản bụi.
Lớp niêm mạc càng mỏng thì khứu giác càng tốt, nhưng niêm mạc mỏng thì rất dễ bị trầy nước khi va chạm bởi bụi bặm. Những hạt bụi có cạnh sắc như bụi đá, bụi sắt... có thể cứa vào niêm mạc mũi khiến cho vi trùng thừa thế xâm nhập vào.
Nếu vi trùng xâm nhập vào những tổn thương ở mũi rồi chết trong đó mà không đưa được các hoại tử, máu mủ đọng trong gốc xoang ra ngoài thì không thể chữa khỏi hẳn được bệnh viêm xoang.
Khi bị viêm xoang mũi, nếu dùng kháng sinh để điều trị có thể tiêu diệt vi trùng nhưng những hoại tử như bã đậu tàng tích trong hốc xoang không mất đi.
Vì thế y học hiện đại dùng biện pháp mổ lật ra và hút các mủ đọng ở bên trong. Nhưng ở những lỗ nhỏ, những vách ở phía sau thì không thể hút sạch được, chính vì thế chỉ sau khi mổ 1 thời gian bệnh lại tái phát.
Y học cổ truyền rất có lợi thế trong điều trị viêm mũi, viêm xoang bởi có nhiều bài thuốc bài nùng sinh cơ uống vào đùn hết mủ ra và sinh ra lớp niêm mạc mới.
Những bài thuốc này thường sử dụng các vị thuốc như bạch chỉ, đương quy, ngô công (con rết), xuyên sơn giáp (vảy tê tê), gai bồ kết.
Khi bệnh nhân uống thuốc được vài ngày, lượng mủ có thể ra rất nhiều khiến người ta tưởng bệnh nặng lên nhưng thực chất đó là tác dụng của thuốc vào tận gốc của bệnh. Sau khi đùn hết mủ ra, lớp niêm mạc mới được hình thành thì bệnh khỏi hẳn.
Trong các bài thuốc chữa viêm xoang thường hay sử dụng bạch chỉ. Bạch chỉ ngoài tác dụng bài nùng sinh cơ còn có tác dụng giảm đau vì người bị viêm mũi, viêm xoang thường rất đau đầu.
Còn bạch chỉ là 1 vị thuốc di thực từ Trung Quốc, hiện nay được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Ngoài ra còn có ngân hoa là hoa của cây kim ngân mọc trên rừng Cao Bằng,Lạng Sơn rất nhiều.
Hầu hết các vị thuốc này chúng tôi có thể thu hái tại núi rừng quê hương mình.