Chanh leo: Nhiều công dụng kỳ diệu hơn bạn tưởng

Chanh leo xứng danh là "quả nồng nàn" với màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon.

Chanh leo có tên khoa học là Passiflora edulis L, thuộc họ lạc tiên. Quả chanh leo có hình cầu, vỏ màu xanh, khi chín có màu mận chín, vỏ xốp, bên trong chứa nhiều bọt, áo hạt màu vàng, vị chua ngọt mùi thơm đặc biệt.

Người ta đã chứng minh trong chanh leo có đầy đủ nguồn vitamin A và C, sắt, kali và các thành phần dinh dưỡng khác cũng như các hoạt chất sinh học có lợi cho sức khoẻ. Hạt chanh leo là một nguồn chất xơ tuyệt vời, chính chất cơm nhầy bao quanh hạt làm cho chanh leo có mùi thơm đặc biệt.

Nước ép từ chanh leo có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư nhờ những hợp chất phytochemical tìm thấy trong cơm quả. Các axít phenolic và flavonoid có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch và chống nhiễm trùng.

Các chất tan trong nước cũng như tan trong dầu đều có tác dụng chống oxy hoá tế bào, tăng cường miễn dịch, chống lão hoá. Chanh leo chứa nhiều loại đường đơn, giúp tăng cường thể lực nhưng không hại cho người tiểu đường.

Chanh leo giúp ngăn chặn tế bào ung thư phát triển

Chanh leo giúp ngăn chặn tế bào ung thư phát triển

Chanh leo là một nguồn vitamin và chất xơ nên giúp gia tăng sức khoẻ mà không gây béo phì. Nó có chứa hợp chất sterol thực vật nên không làm tăng cholesterol trong máu. Chanh leo còn có tác dụng an thần, giảm đau, giảm căng thẳng thần kinh, nhức đầu, huyết áp tăng cao, phụ nữ nóng nảy trong giai đoạn tiền mãn kinh.

- Với người khó ngủ, uống nước chanh leo trước khi ngủ sẽ giúp thư giãn dễ hơn để tìm thấy một giấc ngủ êm ái. Chanh leo được xếp vào danh sách thuốc hạ nhiệt an thần rất tốt và đã được bào chế thành dạng thuốc viên.

Nhưng uống nhiều quá hoá hại

Dù chanh leo nhiều lợi ích, nhưng dùng thường xuyên và liều cao hơn sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, người đờ đẫn và nôn mửa. Đôi khi nó làm cho chóng mặt và loạn nhịp tim.

Chanh leo cũng có thể tương tác với các thuốc an thần và thuốc kháng histamine hoặc một số thảo dược, và làm tăng mức độ buồn ngủ. Nó còn làm tăng nguy cơ chảy máu vì tương tác với thuốc chống đông. Chanh leo cũng dễ gây dị ứng trên da như nổi mề đay, khó thở, hen suyễn và phù mạch máu. Không dùng chanh leo cho người loét dạ dày vì nhiều axít hữu cơ, và có nguy cơ xuất hiện sỏi thận.

Bao nhiêu là đủ?

Khi dùng liều vừa phải, chanh leo không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Mỗi ngày 1 – 2 quả, pha thành 1 – 2 ly là tốt.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại