Cận cảnh những ký sinh trùng đáng sợ nhất thế giới

Mặc dù vô cùng nhỏ bé, nhưng những loại ký sinh trùng đáng sợ nhất thế giới này lại là ác mộng của rất nhiều người.

Ký sinh trùng Cymothoa exigua ăn lưỡi vật chủ

Cymothoa exigua là một loại ký sinh trùng đáng sợ, được biết đến như con rận ở lưỡi cá. Chúng xâm nhập vào cá thông qua mang, sau đó bám chặt vào gốc lưỡi cá, dần dần ăn mòn và thay thế cái lưỡi trong miệng cá.

ký sinh trùng
Cymothoa exigua là một loại ký sinh trùng đáng sợ.

Quá trình tự biến mình của Cymothoa exigua thành lưỡi cá khá đơn giản. Đầu tiên, Cymothoa exigua sẽ dùng móng vuốt chích vào lưỡi và hút máu khiến lưỡi bị teo vì mất máu.

Sau đó, chúng sẽ thay thế lưỡi cá bằng cách gắn cơ thể của mình vào gốc lưỡi của vật chủ.

ký sinh trùng
Loài sinh vật này có biệt danh "quái vật ăn lưỡi".

Loài sinh vật có biệt danh "quái vật ăn lưỡi" này tuy không gây ra sự rủi ro cho con người nhưng lại là “khắc tinh” với sự tăng trưởng của cá, làm sụt giảm tuổi thọ một cách nhanh chóng.

Giun Guinea

Giun Guinea có tên khoa học là Dracunculus medinensis - là một loại  ký sinh trùng ở da người và động vật.

Đây cũng là một trong những loại ký sinh trùng cổ xưa nhất từng được ghi nhận khi có nhiều tài liệu ghi nhận giun Guinea xuất hiện ở Hy Lạp từ thế kỷ thứ 2 TCN.

Những sinh vật nhỏ bé này sống phổ biến ở châu Á và châu Phi. Giun Guinea là loài giun tròn, có thể dài từ 80cm - 1m và là ký sinh trùng nguy hiểm khi xâm nhập vào cơ thể người.

ký sinh trùng
Giun Guinea là một loại  ký sinh trùng ở da người và động vật.

Giun Guinea xâm nhập cơ thể vật chủ (ở người và động vật) chủ yếu qua đường nước uống mang ấu trùng của giun.

Khoảng một năm sau, ấu trùng này sẽ phát triển, tạo ra một vết bỏng giộp trên da vật chủ, thường là ở chân hoặc bàn chân. Vết bỏng này gây ra cho con người cảm giác vô cùng đau đớn khi con giun trồi ra.

ký sinh trùng
Giun Guinea xâm nhập cơ thể vật chủ chủ yếu qua đường nước uống.

Ngâm chân vào nước, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu nhưng hành động này vô tình khiến cho giun cái có cơ hội "xuất" hàng trăm ngàn ấu trùng ký sinh vào nước, vô tình nhân bản ký sinh trùng trong nước.

Nấm ký sinh biến vật chủ thành thây ma

Những con kiến Thái Lan bị nhiễm nấm ký sinh thuộc họ Ophiocordyceps sẽ biến thành những chú kiến Zombie. Khi đó, những chú kiến không còn kiểm soát được hành vi và hành động của mình.

ký sinh trùng
Kiến Zombie bị nấm ký sinh thuộc họ Ophiocordyceps biến thành "thây ma".

Những chú kiến Zombie sẽ bị sai khiến, đi lang thang khắp nơi và sẵn sàng cắn xé bất cứ loài vật nào mà nấm (có cấu trúc hình ống) ra lệnh.

Sau đó, loại nấm ký sinh này điều khiển và tiêu diệt vật chủ, giải phóng bào tử của mình và truy tìm đối tượng mới.

Giun ký sinh khiến dế tự tử điên cuồng

Loài giun bờm ngựa này có tên khoa học là Nematomorpha chuyên ký sinh trên các loại côn trùng, đặc biệt là dế. Khi trưởng thành, giun ký sinh sống trong nước ao, hồ và đẻ con ở dạng xoắn nhằm đầu độc dế khi uống nước ở đây.

ký sinh trùng
Giun bờm ngựa (hình xoắn) chuyên ký sinh trên các loại côn trùng.

Sau khi xâm nhập vào vật chủ, giun con sẽ lớn lên trong cơ thể vật chủ. Khi đủ lớn, chúng tiết ra chất có khả năng phá hủy hệ thống thần kinh, bắt đầu kiểm soát tâm trí vật chủ, thôi thúc chủ tự nguyện nhảy xuống nước và chết đuối.

Vật chủ chết, giun bờm ngựa sẽ thoát ra ngoài và bắt đầu một vòng tuần hoàn mới với nạn nhân tiếp theo.

Ký sinh trùng có khả năng thôi miên

Giống như loài ong bắp cày xanh ngọc, loài ong bắp cày Glyptapanteles này sống ký sinh trên những con sâu bướm.

Tuy nhiên, điểm độc đáo là những ấu trùng ong sẽ điều khiển hoạt động của sâu bướm, biến chúng thành những vệ sĩ bảo vệ mình.

ký sinh trùng
Loài ong bắp cày Glyptapanteles sống ký sinh trên những con sâu bướm.

Ấu trùng ong Glyptapanteles sau khi xâm nhập được vào cơ thể sâu bướm sẽ biến vật chủ thành những zombie thực thụ - biết leo cây, hành động mất kiểm soát.

ký sinh trùng
Sau khi leo đến ngọn cây, sâu bướm sẽ chết, cơ thể bị hóa lỏng.

Sau khi leo đến ngọn cây, sâu bướm sẽ chết, cơ thể bị hóa lỏng. Từ đây, những ấu trùng ong bắp cày lại có cơ hội được phát tán ra bên ngoài, đi tìm nạn nhân tiếp theo.

Giun chỉ

Giun chỉ là một trong những loài ký sinh đáng sợ và nguy hiểm nhất với con người. Ấu trùng giun chỉ xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn của muỗi bị nhiễm ký sinh trùng.

ký sinh trùng
Giun chỉ là một trong những loài ký sinh đáng sợ và nguy hiểm nhất với con người.

Những ấu trùng này sẽ di chuyển tới hệ lympho (hệ bạch huyết - gồm các hạch và mạch bạch huyết, có nhiệm vụ duy trì cân bằng dịch của mô, là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch) của cơ thể người và phát triển thành giun chỉ trưởng thành.

ký sinh trùng
Sự tấn công của giun chỉ sẽ gây phù nề hệ thống hạch bạch huyết.

Sự tấn công của giun chỉ trong mạch bạch huyết sẽ gây phù nề hệ thống hạch bạch huyết. Khi đó, một số vùng của cơ thể như chân, tay, bộ phận sinh dục bị sưng to quá mức.

ký sinh trùng
Loài giun này gây ra bệnh "chân voi".

Nguyên nhân của hiện tượng này là do hệ bạch huyết ở đó bị tắc nghẽn, khiến dịch bạch huyết tích tụ lại nhiều. Cùng với đó, da và tổ chức dưới da ở khu vực tổn thương thường dày lên, có thể bị viêm tấy do bội nhiễm vi khuẩn khác.

ký sinh trùng
Người ta tìm thấy loài giun này trong xác ướp 3.000 năm tuổi ở Hy Lạp.

Bệnh nhiễm giun chỉ có từ xa xưa. Người ta tìm thấy loài giun này trong xác ướp 3.000 năm tuổi ở Hy Lạp. Không chỉ gây bệnh chân voi, giun chỉ cũng là nguyên nhân gây dịch bệnh tại các nước châu Phi và nước nhiệt đới khác.

Ký sinh trùng ăn nhãn cầu

Loài ký sinh trùng có tên Acanthamoeba này vô cùng nguy hiểm và là kẻ thù tiềm tàng của những người sử dụng kính áp tròng.

Theo các chuyên gia, loài ký sinh trùng đơn bào này rất nhỏ, dài khoảng 15 - 35mm, có hình bầu dục và thường được tìm thấy trong nước máy, bụi, sông hồ, bể bơi.

ký sinh trùng
Loài ký sinh trùng có tên Acanthamoeba này là kẻ thù tiềm tàng của những người sử dụng kính áp tròng.

Acanthamoeba xâm nhập vào cơ thể thông qua kính áp tròng, vết thương trên cơ thể... Sau khi trú ngụ được trên cơ thể, chúng thường tự "vỗ béo" mình bằng cách ăn vi khuẩn tồn tại trong mắt kính áp tròng bẩn, vết thương hở.

ký sinh trùng
Acanthamoeba bắt đầu ăn mòn giác mạc khi kính áp tròng nhiễm ký sinh trùng được áp vào mắt người.

Khi kính áp tròng nhiễm ký sinh trùng được áp vào mắt người, Acanthamoeba sẽ bắt đầu ăn mòn giác mạc, lớp ngoài cùng của nhãn cầu và "sinh sôi nảy nở".

ký sinh trùng
Loại amip này đã gặm nhấm 70 dây thần kinh thị giác và có thể gây mù lòa vĩnh viễn.

Một số nghiên cứu chỉ ra, chỉ trong chưa đầy một ngày đeo kính, loại amip này đã gặm nhấm 70 dây thần kinh thị giác.

Hậu quả của việc tấn công của Acanthamoeba là triệu chứng mắt ngứa rát, chảy nước mắt sống, mắt nhìn mờ, nhạy cảm ánh sáng, sưng phồng mí, đau mắt.

Nguy hiểm hơn, Acanthamoeba sẽ ăn mòn nhãn cầu khiến người bệnh bị mất thị lực vĩnh viễn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại