Khi bắt đầu bất cứ một chương trình tập luyện nào, bản năng đầu tiên của con người là trở nên tràn trề năng lượng và luôn nỗ lực hết sức mình. Những người sắp tập Yoga cũng nghĩ vậy. Thậm chí họ còn cho rằng Yoga dễ và cường độ nhẹ hơn aerobic rất nhiều. Nhưng điều đó là hoàn toàn sai lầm! Khi bắt đầu bất cứ điều gì, hãy thật chậm rãi và nghiêm túc với những bài tập luyện.
Tập Yoga không hề dễ dàng.
Sau đây là những lời khuyên cho những bạn đang băn khoăn về việc học Yoga:
1. Mượn hoặc mua một quyển sách về Yoga (sẽ tốt hơn nếu là một video hoặc DVD) dành cho người mới bắt đầu. Những kệ sách về sức khỏe có rất nhiều quyển sách hay về những bí quyết tập Yoga và hình minh họa cho các động tác Yoga.
Một quyển sách về Yoga là hành trang cần thiết cho bạn.
2. Tập luyện một vài tư thế, động tác đơn giản ở nhà theo sách hay DVD có thể giúp bạn tự tin hơn trước khi tham gia một lớp học Yoga.
Hãy tập luyện động tác đơn giản theo DVD.
3. Có rất nhiều loại Yoga khác nhau và mỗi loại tập trung thiên về một mục đích (ví dụ như ép căng cơ, sức khỏe…) và việc tìm hiểu xem loại Yoga nào bạn cần học nhất là rất quan trọng.
Hãy chọn loại Yoga phù hợp nhất với bạn.
4. Hãy tìm một giáo viên mà bạn thích và tin tưởng và đó nên là người giúp đỡ học viên hết lòng. Một giáo viên tốt rất vui lòng khi truyền dạy cho bạn những bí quyết luyện tập Yoga của họ.
Một khi bạn đã bắt đầu tham gia khóa học Yoga, có rất nhiều điều bạn có thể làm để cảm thấy yêu thích Yoga hơn và không cảm thấy đây là một môn quá khó. Những bí quyết Yoga dưới đây bao gồm cả những điều bạn nên chuẩn bị trước khi tới lớp và những điều bạn nên chú tâm trong suốt thời gian học:
1. Thời gian tập Yoga tốt nhất là buổi sáng (trước khi ăn sáng) hoặc tối muộn.
2. Trước khi bắt đầu lớp Yoga bạn nên để ruột và bàng quang trống rỗng. Bạn cũng nên loại bỏ hết các chất nhầy từ mũi, cổ họng và phổi của bạn.
3. Tốt nhất bạn nên mặc quần áo rộng và thật thoải mái để chuyển động dễ dàng.
Quần áo và dụng cụ cần thiết để tập Yoga.
4. Cố gắng tránh ăn (trừ một bữa ăn nhẹ khi thực sự cần thiết) trong khoảng 2 giờ trước buổi tập. Nếu không bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và nặng nề trong suốt buổi tập.
5. Cố gắng đến lớp đúng giờ bởi các động tác tập luyện theo trình tự không phải do ngẫu nhiên, chúng đều có một ý nghĩa nào đó.
6. Hãy trau chuốt và tập nhuần nhuyễn các động tác dễ trước khi chuyển sang tập các tư thế khó hơn. Đừng cảm thấy nản lòng nếu bạn không làm tốt những tư thế khó ngay trong vài lần tập đầu tiên.
Hãy trau chuốt các động tác của bạn.
Cũng như các môn vận động khác, tập Yoga cũng có thể gây chấn thương nếu bạn luyện tập không kỹ. Những bí quyết sau sẽ giúp bạn bảo vệ và chăm sóc tốt cơ thể của mình:
1. Nếu bạn có một chấn thương lâu dài hoặc rơi vào tình trạng sức khỏe xấu đi khi tập Yoga, bạn nên đến gặp bác sĩ để biết những tư thế nào nên tránh.
Yoga cũng có thể gây chấn thương.
2. Hãy nói cho giáo viên biết trước khi bắt đầu buổi học nếu bạn đang ốm hoặc bị chấn thương, họ có thể thay đổi động tác để tránh làm cho tình trạng xấu đi.
3. Cho dù bạn tập bài gì, đừng ép cơ thể làm theo giống hệt như người hướng dẫn trên TV hoặc trong hình hay giáo viên trên lớp học. Đơn giản bởi vì nhìn bạn không giống như người hướng dẫn khi tập một động tác nào đó không có nghĩa bạn tập sai động tác đó. Bạn hãy nhớ rằng ép cơ thể mình hoạt động quá sức sẽ gây nên chấn thương đáng tiếc.
Đừng cố ép cơ thể thực hiện những động tác quá khó.
4. Bạn cần biết sức bền và việc cảm thụ động tác của bạn khác với cảm giác khi bị đau. Việc bạn bị đau khi tập chứng tỏ bạn đã thực hiện sai một động tác nào đó. Bạn cần xem lại cách tập của mình và điều chỉnh những tư thế chưa phù hợp để tránh gây hại cho sức khỏe.
5. Rất nhiều giáo viên hướng dẫn Yoga giúp đỡ học sinh thực hành. Nếu họ cố gắng di chuyển hay ép cơ thể bạn quá căng hay bắt bạn tập với quá nhiều tư thế, bạn có thể gặp trấn thương. Hãy góp ý với giáo viên ngay nếu điều này xảy ra.
Hãy góp ý với giáo viên nếu việc tập luyện quá căng thẳng.