Nhận diện cây khế
Khế thuộc họ chua me, cây thân gỗ cao tầm thước từ 10-12m, lá kép, mỏng , dẹt hình trái xoan nhọn. Hoa màu tím hay hồng, mọc thành chùm ở nách lá, cụm hoa ngắn.
Quả to, thiết diện hình ngôi sao 5 múi. Mùa hoa vào tháng 4 đến tháng 8, ra quả chín từ tháng 10 đến tháng 12.
Tác dụng của từng bộ phận cây khế
Trong Đông Y khế được gọi là ngũ liễm tử hay ngũ lăng tử. Qủa có vị ngọt, chua, tính bình, tiêu viêm, lợi tiểu, long đàm, trị ho. Thân và lá vị chua, tính bình, tiêu viêm lợi tiểu tốt.
Rễ chua, tính bình, trừ phong thấp, giảm đau. Hoa ngọt, tính bình,…
Trong khế chứa hàm lượng vitamin C lớn cùng các vitamin B1, B2, B3, B6, protein, glucid, lipid, chất xơ, năng lượng (33kcal/100g), sắt, kẽm…do đó khế được các chuyên gia đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và là một vị thuốc dân dã chữa bệnh khá hiệu quả.
Khế chua chữa dứt cảm cúm, viêm họng trong 3 ngày
Chữa cảm cúm
Lấy 3 quả khế chua nướng chín, vắt lấy nước cốt hòa cùng 50ml rượu trắng. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 3 ngày là khỏi.
Lưu ý: Không nên uống vị thuốc này khi quá đói hay quá no.
Chữa cảm sốt, cảm nắng
Bài 1:
Sao thơm 100g lá khế tươi, cho 750ml nước vào sắc còn 300ml. Uống 2 lần/ ngày trước bữa ăn.
Bài 2:
100g lá khế tươi, 20-40g lá chanh tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Dùng 2 lần/ ngày. Uống liên tục từ 3-5 ngày.
Chữa viêm họng cấp
80-100g lá khế tươi giã nát cùng chút muối, vắt nước cốt để uống hoặc ngậm nuốt dần. Chia làm 2-3 lần/ ngày. Dùng liên tục trong 3-5 ngày.
Ngoài ra, khế còn có tác dụng làm đẹp da, giúp da trắng. mịn màng, bớt mụn nhọt.
Quý độc giả có câu hỏi, thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bài thuốc chữa bệnh xin gửi câu hỏi vào ô Bình luận ở dưới cuối mỗi bài viết.
Chúng tôi sẽ mời những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm với quý độc giả. Trân trọng!