7 cách ăn cua sai lầm khiến bạn dễ gặp họa

Tuyết Anh (T.H) |

Cua là món ăn bổ dưỡng giàu canxi mà rất được nhiều người ưa chuộng nhất là vào những ngày hè nắng nóng như thế này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ăn cua cho tốt.

Cua là món ăn dân giã, phổ biến nhất khi mùa hè đến. món canh cua ngọt mát luôn xuất hiện trong mâm cơm của mọi gia đình Việt.

Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, chọn lựa và cách ăn cua của chúng ta lại mắc phải vô số những sai lầm khiến món cua bổ dưỡng biến thành chất độc hại mình.

Ăn cua đã chết

Nhiều người sợ cua sống vì nó có thể kẹp bạn bị đau hay vì nghĩ cua “mới chết thôi mà” nên đã không ngại ngần mua cua chết về chế biến.

Bạn có biết rằng trong cơ thể của con cua chết có rất nhiều histidine – một chất hóa học dễ gây ngộ độc khi ăn. Ăn với số lượng ít có thể gây đầu bụng, nôn nao, nếu ăn với lượng lớn bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Uống nước cua sống

Nhiều người thích những kiểu ăn “quái chiêu” có quan niệm rằng uống nước cua sống sẽ giữ được lượng canxi hơn là khi đã nấu chín. Đây là một quan niệm vô cùng nguy hiểm.

Trong thịt cua sống có chứa nang trùng đỉa phổi, khi ăn cua sống chúng sẽ tấn công vào phổi một cách dễ dàng, làm tổ, sinh sản và gây hại cho phổi của bạn.

Không những thế chúng còn tấn công lên não dẫn tới co giật, bại liệt, ho ra máu,…

Do đó, khi ăn cua bạn cần phải nấu chín thịt cua để loại trừ nang trùng đỉa phổi.

Ăn canh cua đã chế biến lâu

Nhiều người ăn canh còn thừa lại khiến bạn tiếc rẻ không muốn bỏ đi đã cho vào tủ lạnh và ăn lại sau.

Mặc dù trước khi ăn bạn đã đun nóng trở lại nhưng điều này vẫn không thể hạn chế được nguy hại của nó với sức khỏe của bạn.

Do canh cua giàu chất đạm, canxi, tanh rất dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn nhất là trong môi trường tủ lạnh khá nhiều đồ ăn thức uống khiến chúng dễ bị ôi thiu.

Khi ăn canh cua để lâu kể cả khi bạn chưa phát hiện dấu hiệu mùi vị lạ của món canh này nhưng vẫn có nguy cơ bị đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy và ngộ độc. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn cua ngay khi chế biến.

Ăn cua kèm quả hồng, nước trà

Ngay sau khi ăn cua xong uống trà ngay sẽ khiến lượng axit trong dạ dày bị loãng ra khi đó khiến bạn bị đầy hơi khó tiêu. Thậm chí nó có thể khiến bạn bị đau bụng đi ngoài do một số chất trong của bị đóng đặc lại không thể tiêu hóa được.

Ngay sau khi ăn cua mà ăn ngay quả hồng cũng khiến bạn bị lợm giọng, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy,…Do chất tannin trong quả hồng kết hợp với protein của cua gây ra.

Không bỏ bọng hoi

Đây là dạ dày của cua, chúng thường ăn xác động vật nên trong dạ dày nó rất nhiều bùn đất, vi khuẩn, các chất độc hại.

Vì vậy, khi sơ chế bạn nên loại bỏ những bọng hoi của cua để hạn chế tối đa việc ăn phải cua bị nhiễm độc hay nhiễm các chất độc hại từ cua để đảm bảo sức khỏe của bạn.

Ăn cua khi bị tiêu chảy

Cua không chỉ có tính hàn mà nó còn giàu protein, chất tanh khiến bạn dễ bị lạnh bụng khi ăn nhiều. Nhất là với những người bị tiêu chảy, ho hen, cảm cúm sẽ khiến tính trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Ăn cua khi bị cao huyết áp

Cholesterol trong cua sẽ làm tăng huyết áp của bạn. Do đó những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp không nên ăn cua.

>> Cách làm bẫy chuột "bách phát bách trúng" mà vô cùng đơn giản

>> Chữa yếu sinh lý bằng món ăn "nhà quê" ai cũng có thể tự làm

--------------
* Để đặt câu hỏi tư vấn sống khỏe, mời bạn
BẤM VÀO ĐÂY

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại