3 sự thật "khủng khiếp" về mì ăn liền

Mì ăn liền được sử dụng khá phổ biến, vì khá tiện lợi, rẻ tiền và giúp tiết kiệm thời gian nấu cho mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, ăn thường xuyên mì ăn liền sẽ gây hại cho sức khỏe.

Gây mất cân bằng về dinh dưỡng

Về giá trị dinh dưỡng, mì ăn liền chủ yếu cung cấp chất bột từ bột mì và 9% chất đạm thực vật. Cũng từ bột mì, nếu trộn khoai tây vào thì hàm lượng đạm sẽ rất thấp, khoai tây chỉ chứa 1-2% protein. Giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền không cân bằng vì thiếu đạm động vật và vitamin từ rau quả tươi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên dùng mì ăn liền thay cho các bữa ăn chính hàng ngày vì mì ăn liền thường chỉ cung cấp nhiều calo chứ không đủ cung cấp vitamin hay protein cho cơ thể.

Dầu sử dụng chiên bị ô xy hóa

Mì ăn liền chỉ được xử lý qua công nghệ chiên. Dầu sử dụng để chiên là loại không có lợi cho sức khỏe. Mì chiên có độ ô xy hóa cao. Trong khi đó, ôxy là tác nhân gây ra các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư. Thành phần chính của gói bột nêm là muối và bột ngọt, lượng thịt, tôm rất hạn chế. Dầu trong gói bột nêm cũng được sử được xử lý chiên, đã bị ôxy.

Ảnh minh họa
Mì ăn liền tiện lợi nhưng không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Gây ra nhiều chứng bệnh

Theo các chuyên gia, thường xuyên dùng các sản phẩm ăn liền sẽ tác hại đến gan, tuyến tụy và gây chứng viêm dạ dày. Ngoài ra, mì ăn liền còn ảnh hưởng đến hệ miễn dich, mạch máu gây tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, trong gói gia vị của mì ăn liền chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng. Song những chất này không có dinh dưỡng vàcòn cay nóng, gây bất lợi cho người tăng huyết hoặc có thân nhiệt cao.

Lão hóa sớm: Dầu trong mì ăn liền cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng.

Gây ung thư: trong mì ăn liền thường có các chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản… Do lưu trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất, nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.

Ảnh hưởng gan: Trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, thần kinh....

Cách chế biến mì ăn liền đúng cách:

 Luộc mì trong nồi nước sôi; Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi; Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vào trở lại nồi nước sôi, tắt lửa; Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào. Còn nếu bạn muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể. Vì vậy, không nên lạm dụng ăn mì gói nhiều, nếu ăn mì trong tô đã gói sẵn mà không tiện để nấu, thì các bạn phải nhớ rửa mì thật kỹ bằng nước sôi trước trước khi dùng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại