10 thực phẩm người bị viêm loét đại tràng cần tránh

Các loại thực phẩm như đậu, thịt mỡ, chocolate, rượu... là những đồ ăn, uống người bị bệnh viêm loét đại tràng không nên ăn nếu muốn giảm tình trạng bệnh thuyên giảm.

Viêm loét đại tràng là gì?

Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm lớp niêm mạc trong cùng của đại tràng ( ruột già). Bệnh nhân thường bị viêm loét gây ra các triệu chứng đau bụng dữ dội, tiêu chảy và chảy máu trực tràng.

10 thực phẩm người bị viêm loét đại tràng cần tránh 1

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và nơi xảy ra mà bệnh có những triệu chứng khác nhau:

Viêm loét trực tràng và viêm khu trú ở trực tràng: dấu hiệu duy nhất là chảy máu trực tràng. Một số bệnh nhân khác có thể có triệu chứng nặng hơn, bị đau ở vùng đại tràng, mót rặn đại tiện nhưng đại tiện rất khó khăn.

Viêm đại tràng trái: viêm lan rộng từ trực tràng qua đại tràng sigma và đại tràng xuống. Các triệu chứng bao gồm đi ngoài ra máu, đau bụng và sút cân.

Viêm toàn bộ đại tràng: bệnh gây những đợt đi ngoài ra máu nặng, đau bụng, mệt mỏi, sút cân và ra mồ hôi trộm.

Viêm đại tràng tối cấp: đây là dạng viêm rất hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, xảy ra ở toàn bộ đại tràng, gây đau, tiêu chảy dữ dội, dẫn đến mất nước. Bệnh nhân có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn như vỡ đại tràng, giãn đại tràng, ngộ độc đại tràng do đại tràng bị giãn quá mức.

Dưới đây là các loại thực phẩm người bị viêm loét đại tràng nên tránh:

Thực phẩm dạng kem

Một số loại gia vị và nước sốt nhiều chất béo như mayonnaise hoặc nước sốt chuyên dùng với các món mì, đôi khi có thể gây các triệu chứng viêm loét đại tràng. Nếu dùng bơ và đậu phộng cũng gặp phải vấn đề tương tự.

Đậu

Đậu là thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao, có thể gây ra hiện tượng đầy hơi. Nên cho đậu ra khỏi danh sách thực đơn dành cho bệnh nhân viêm loét đại tràng.

10 thực phẩm người bị viêm loét đại tràng cần tránh 2

Bông cải xanh

Các loại rau củ chứa nhiều chất xơ như bông cải xanh, bắp cải và cần tây không dễ tiêu hóa mà còn gây ra tình trạng đầy hơi, chuột rút. Khi sử dụng những loại thực phẩm này, nên cắt thành miếng nhỏ và nấu chín.

Thịt mỡ

Thịt mỡ rất khó tiêu hóa, “kỵ” với bệnh nhân viêm loét đại tràng. Nên ăn thịt nạc thay thế và nhai kỹ để giảm triệu chứng của bệnh. Thịt được chế biến dưới dạng xay, vo thành viên, nước sốt thịt hoặc thịt cắt lát sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn. Tuy nhiên, ăn cá nhiều mỡ thì lại dễ tiêu hóa hơn.

Củ hành

Chứa nhiều chất xơ, khó tiêu hóa. Khi nấu nên cắt hoặc băm nhỏ ra sẽ giúp người bệnh hấp thụ tốt hơn.

Chocolate

Chocolate có chứa phần lớn đường và caffeine, tác nhân gây hiện tượng co thắt bụng và tăng số lần đi tiêu  ở người bị viêm loét đại tràng, đặc biệt khi bệnh có hiện tượng nặng. Nếu muốn ăn chocolate chỉ nên ăn miếng nhỏ.

Hạt

Có thể gây khó chịu trong tiêu hóa cũng như trong cử động ruột nếu không được nghiền hoặc phân hủy thích hợp. Nhưng trừ phi bạn bị dị ứng, bạn không nên từ bỏ hoàn toàn những loại hạt có lợi cho sức khỏe.

10 thực phẩm người bị viêm loét đại tràng cần tránh 3

Cà phê và trà

Hai món này chứa nhiều chất kích thích làm cho người bệnh khó có thể kiểm soát được triệu chứng của bệnhcó thể khiến người bị viêm loét đại tràng khó kiểm soát triệu chứng bệnh. Một số những loại thức uống khác như nước ngọt có ga và nước tăng lực cũng có tác dụng tương tự.

Soda

Uống soda và nước giải khát có ga làm đầy hơi, sôi ruột, chuột rút và sình bụng vì chúng chứa nhiều. Vì vậy bạn nên hạn chế uống soda, không nên uống có ống hút vì nó tạo nhiều bọt khí trong đường ruột.

Rượu

Các loại rượu hoặc đồ uống chứa cồn đều tác động đến bạn theo nhiều cách khác nhau. Chúng gây kích thích ruột và gây ra tiêu chảy. Bạn cũng dùng với lượng vừa phải, không nên dùng khi đói bụng.

Một số thực phẩm tốt cho người bệnh viêm loét đại tràng có thể kết thân như:

Nhóm sản phẩm chế biến từ sữa, trứng như sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát. Nhóm thực phẩm này có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày

Nhóm thực phẩm giầu đạm như thịt , cá nạc.

Nhóm rau củ, có thể dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, hoặc các loại rau củ phải ăn chín.

Nhóm thực phẩm ít mùi vị như tinh bột. Có thể dùng cơm nát, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo.

Một lượng ít dầu ăn sống cũng có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại