Ngày 21/5/2016, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã có bài viết lên tiếng kêu gọi về vấn đề kháng thuốc kháng sinh, đồng thời dẫn trích về hậu quả tới năm 2050, trên thế giới sẽ có 10 triệu người chết vì siêu vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong bản báo cáo của Jim O’Neill.
Nếu để lỏng vấn đề này, tổn thất sẽ lên tới con số kinh khủng là 100 nghìn tỷ Đô-la Mỹ.
Trong bài viết còn nói, Trung Quốc là quốc gia sử dụng thuốc kháng sinh chiếm ½ tổng lượng toàn thế giới, nếu không có biện pháp cụ thể, tới năm 2050, vấn đề kháng thuốc sẽ cướp đi mạng sống của hàng triệu người, gây tổn thất lên tới 20 nghìn tỷ Đô-la Mỹ cho Trung Quốc.
Với vấn đề kháng thuốc gây hại cho sức khỏe, Tổ chức WHO kiến nghị, đối với công chúng, cần nghĩ tới vấn đề có nên dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh không (cần nhớ rằng cảm cúm thì không thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh); phải dùng đủ liều thuốc kháng sinh theo đơn của bác sỹ; không nên cho người khác dùng số kháng sinh mà mình đã dùng thừa.
Tổ WHO cũng kiến nghị các bác sỹ nên "chỉ khi cần thiết mới kê thuốc một cách có lựa chọn; ưu tiên nghiên cứu các loại kháng sinh mới, để có thể kịp thời thay thế cho những loại kháng sinh cũ không còn tác dụng; ủng hộ các hoạt động tuyên truyền mang tính toàn cầu, giúp bệnh nhân và người trong ngành hiểu rõ về vấn đề kháng thuốc và hậu quả mà nó đem lại".
Khi vi khuẩn đột biến và trở nên nhờn với các loại kháng sinh có thể trị bệnh trước đó thì được gọi là quá trình Kháng thuốc (ARM), dưới một góc độ nào đó, đây có thể coi là một quá trình không thể tránh khỏi của tự nhiên.
Nhưng đối với việc lạm dụng thuốc kháng sinh ở con người và trong quá trình sản xuất như hiện nay thì chỉ đẩy nhanh tốc độ của quá trình này, đem đến mối nguy hại cho mọi quốc gia.
Nếu không ngay lập tức thực hiện các hoạt động điều chỉnh, thế giới sẽ bước vào thời đại "hậu kháng sinh", đến lúc đó chỉ một trận cúm bình thường cũng sẽ là mối huy hại cho tính mạng.
Penicillin là một trong thuốc kháng sinh đầu tiên trong việc điều trị những bệnh nhiễm trùng do Alexander Fleming phát hiện ra năm 1982 và đây cũng là loại kháng sinh bị lạm dụng nhiều nhất.
Fleming đã vô tình để đĩa nuôi cấy Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) trong vài ngày, sau đó phát hiện trong đĩa nuôi cấy bắt đầu xuất hiện các mảng bám vi khuẩn, nhưng không hề tồn tại ở khu vực có mảng meo lạ.
Điều phát hiện ngẫu nhiên này không những giúp Fleming nhận được giải Nobel mà còn là một cuộc cách mạng của nền Y học hiện đại, đó là sự xuất hiện của loại thuốc kháng sinh cứu thế cho nhân loại, mỗi năm có hàng nghìn hàng vạn người nhờ đó được cứu sống.
"Nhưng chưa tới 90 năm, loại kháng sinh mà chúng ta dựa dẫm nhất lại xuất hiện hiện tượng kháng thuốc, điều đó liên quan tới toàn thế giới phải đưa ra đối sách với mối nguy hại về việc chúng ta có thể tiếp tục khống chế hiệu quả các bệnh truyền nhiễm hay không".
Trong bản báo cáo về vấn đề kháng thuốc kháng sinh trên toàn cầu của Jim O’Neill có đề xuất, cần phải có một kế hoạch hành động toàn diện, không chỉ là một vài quốc gia mà là toàn thế giới phải chung tay chống lại sự lan tràn của hiện tượng kháng thuốc này, chiến thắng mối nguy hại kháng thuốc kháng sinh đang ngày một lan rộng hơn.
Thói quen tự ý mua thuốc không kê đơn tại nhà thuốc tư nhân, quá ỷ lại vào thuốc kháng sinh, hay lạm dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi là một trong những nguyên nhân khiến vấn đề kháng thuốc kháng sinh trở nên nghiêm trọng hơn tại Trung Quốc.
Với cơ chế khuyến khích kê thuốc quá tay cho bệnh nhân cũng là vấn đề khó trong việc thay đổi quan niệm cho đội ngũ bác sỹ.
Bên cạnh đó, hệ thống giám sát sử dụng thuốc kháng sinh trong nông nghiệp quá yếu đã phần nào tiếp tay cho vấn nạn lạm dụng thuốc kháng sinh tại đất nước này.
Câu chuyện ở Trung Quốc có thể là bài học cho nhiều nước khác tham khảo, khi vấn đề kháng kháng sinh đang trở nên vô cùng nguy hiểm.