Hỏi: Không có thuốc kháng sinh, bác sĩ cổ đại trị nhiễm trùng như thế nào?
Đáp:
Những phương pháp chống nhiễm trùng của các bác sĩ cổ đại:
A: Phương pháp trích máu, giác hơi
Phương pháp trích máu để chữa bệnh bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại và đã được áp dụng trong y học đến giữa thế kỷ 20. Như vậy, nó đã được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh trong hơn 3.000 năm.
Theo các tư liệu y học thời cổ đại ghi chép lại, những năm 1940 ghi nhận nhiều trường hợp chữa bệnh bằng phương pháp trích máu, đặc biệt là chứng nhiễm trùng.
Phương pháp trích này còn là một biện pháp điều trị viêm phổi, điều này được ghi nhận trong cuốn sách “Những nguyên lý và thực hành nghề y” của bác sĩ William Osler.
Trong y học cổ đại cho rằng sự nhiễm trùng là biểu hiện của tình trạng dư thừa máu, vì vậy lượng máu dư thừa cần phải được lấy ra khỏi cơ thể của bệnh nhân nhiễm trùng.
Cách các bác sĩ cổ đại thường dùng đó là tạo một vết rạch ở tĩnh mạch hay động mạch.
Giác hơi cũng là một phương pháp phổ biến, dung lửa đốt vào lòng ống giác cho cháy hết không khí, sau đó úp nhanh vào các bộ phận, huyệt vị trên cơ thể.
Tác dụng của nhiệt, sức hút chân không sẽ tạo nên phản ứng xung huyết tại chỗ, có tác dụng chữa bệnh. Ngoài ra, các bác sĩ còn dụng các con đỉa để trích máu bệnh nhân ra ngoài.
B: Dùng thủy ngân để chữa bệnh
Các loại thuốc dùng để đắp lên vết thương có chứa i-ốt, brôm và thủy ngân có tác dụng điều trị các vết thương nhiễm trùng và các chỗ hoại tử da.
Brôm là chất được sử dụng nhiều nhất tuy có thể xát trùng nhưng chúng lại ảnh hưởng đến các tế bào thông thường của con người.
Giai đoạn khoảng từ 1363-1910, các hợp chất thủy ngân được sử dụng để chữa bệnh giang mai.
“Loại thuốc” này có thể bôi trực tiếp lên da, uống, hoặc tiêm. Nhưng các tác dụng phụ của nó thì thật kinh khủng làm tổn thương đến thận và não bộ, thậm chí … là tử vong.
C: Chữa bệnh bằng thảo mộc, mật ong
Từ xưa đến nay, hàng loạt các phương thuốc bằng thảo mộc đã được phát triển để điều trị các chứng nhiễm khuẩn, nhưng rất ít trong số chúng từng được đánh giá bằng các nghiên cứu lâm sang đối chứng.
Phương pháp sử dụng mật ong để chữa trị vết thương bắt nguồn từ thời người Sumer niên đại 200 TCN.
Trong mật ong có lượng đường rất cao, có tác dụng khử nước trong tế bào vi khuẩn, trong khi tính axit của nó sẽ ngăn chặn sự sinh trưởng và phân chia của rất nhiều tế bào.
Mật ong cũng chứa một loại Enzim, gọi là glucose oxidase, có tác dụng khử oxy để tạo ra oxi già từ đó giết chết vi khuẩn.