Các bác sĩ thường khuyên rằng hãy tiêu thụ thật nhiều trái cây và rau quả nhiều màu sắc bởi vì chúng rất giàu chất chống oxi hóa, một hợp chất đóng vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi những gốc tự do. Thực phẩm rực rỡ màu sắc không chỉ mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe mà còn làm đẹp cho bữa ăn của chúng ta.
Trái cây và rau quả màu tím là xu hướng thực phẩm "hot" nhất trong năm nay và bạn nên bắt đầu kết hợp nó trong chế độ ăn của mình.
Thực phẩm màu tím giữ cho trái tim khỏe mạnh, tiêu diệt các tế bào ung thư, đó mới chỉ là một số ít ví dụ, và quan trọng nhất là chúng có chứa một chất chống oxy hóa – được gọi là anthocyanins, sắc tố thực vật khiến trái cây và rau quả có màu đỏ đậm, tím hoặc xanh.
Thực phẩm màu tím chứa các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ các hợp chất lưu huỳnh có thể làm chậm quá trình chuyển hóa các chất gây ung thư (các chất làm tăng nguy cơ mắc ung thư).
Danh sách các loại trái cây màu tím nên có trong chế độ ăn của bạn:
1. Nho tím
2. Sung
3. Chanh leo
4. Nho khô (mứt nho)
5. Mận và mận khô
6. Mâm xôi
7. Việt quất
8. Cơm cháy
9. Mạn việt quất (Nam việt quất/việt quất leo)
10. Nham lê (thuộc họ việt quất)
11. Anh đào đen (Chokeberries)
Danh sách các loại rau củ màu tím nên có trong chế độ ăn của bạn:
1. Cà rốt tím
2. Bắp cải tím
3. Măng tây tím
4. Khoai lang tím
5. Ô liu tím
6. Ớt tím
7. Cà tím
8. Súp lơ tím
9. Hành tím
10. Bông cải tím
11. Atisô tím
12. Củ cải tím
Danh sách các ngũ cốc màu tím nên có trong chế độ ăn của bạn:
1. Bắp ngô tím
2. Nếp cẩm
3. Lúa mỳ tím
Công dụng
1. Chống loét
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm (một tạp chí khoa học được thành lập vào năm 1953 bởi Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ.), anthocyanin có trong quả mâm xôi làm giảm sự hình thành loét dạ dày.
Các nhà nghiên cứu cho rằng anthocyanin này ngăn chặn quá trình oxy hóa và tăng cường hoạt động của các chất chống oxy hóa quan trọng khác, như glutathione tự nhiên trong cơ thể.
2. Thúc đẩy sức khỏe tim mạch
Một số loại trái cây có màu tím như lý chua (blackcurrants) và nham lê (bilberries) có khả năng giảm cholesterol LDL (có hại) và tăng cholesterol HDL (có lợi).
Nồng độ cholesterol LDL tăng dẫn đến sự hình thành các mảng bám trên thành động mạch. Và các mảng bám này sẽ hạn chế dòng chảy tự nhiên của máu đến tim và toàn bộ cơ thể, do đó khiến bạn có nguy cơ bị các cơn đau tim và đột quỵ nghiêm trọng.
3. Ức chế tế bào ung thư
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng resveratrol có trong thực phẩm màu tím có thể làm chết các tế bào ung thư gây ra ung thư máu, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư da, ung thư gan và phổi. Khoai lang tím cực kỳ có lợi trong việc chống lại ung thư ruột.
4. Tăng cường trí nhớ
Khoai lang tím được cho là có tác dụng tăng cường trí nhớ do có chứa các anthocyanin, giúp ngăn sự suy giảm tuổi thọ của của hệ thống thần kinh, thúc đẩy học tập và trí nhớ.
5. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Các loại rau củ như cà rốt tím, súp lơ tím, bắp cải tím có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu nhờ có Anthocyanin – chất ngăn ngừa loét và viêm do H. pylori, vi khuẩn gây loét dạ dày và nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra.
6. Giảm huyết áp
Nho tím, nham lê, mạn việt quất và việt quất có chứa resveratrol, một loại flavonoid có thể giúp giảm huyết áp. Resveratrol giúp thư giãn các thành động mạch, giúp lưu thông máu tốt hơn trong động mạch.
Vậy nên chế biến rau củ quả màu tím như thế nào là tốt nhất?
Một trong những phương pháp chế biến tốt nhất là ăn sống, hấp hoặc xào. Bằng cách đó, bạn có thể hấp thụ được lượng anthocyanin cần thiết vì chúng có thể hòa tan trong nước.
Công thức salad cải bắp tím thơm
Thành phần:
• 4 chén bắp cải tím thái lát
• 1 chén dưa cải
• Nửa chén hành đỏ thái lát
• 2 muỗng cà phê hạt gai dầu
• 2 quả táo ambrosia cắt lát
Nước sốt:
• Mật ong
• 2 muỗng cà phê muối chưa tinh chế
Công thức:
• Trộn salad riêng và sốt riêng
• Cho nước sốt vào salad và trộn đều
• Thưởng thức
*Theo Boldsky