Người ta sử dụng lá rau ngót để nấu canh với thịt hay tôm rất ngon và bổ dưỡng. Rau ngót có nhiều protein, các vi chất dinh dưỡng với hàm lượng rất cao như calci, sắt, vitamin A, vitamin C... và chất xơ.
Rau ngót rất tốt cho sức khỏe, thích hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau sinh, trị táo bón và nhanh sạch sản dịch do co thắt cơ tử cung để loại bỏ chất bẩn ra ngoài.
Rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam... thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol và miễn dịch.
Ngoài ra, vitamin C trong cơ thể là yếu tố cần thiết để vết thương mau lành và chống lão hóa giúp cải thiện chức năng não. Vitamin A là cần thiết cho tăng trưởng, quá trình nhìn của mắt, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.
Rau ngót tươi giã vắt lấy nước, thấm vào gạc đánh vòm miệng và lưỡi chữa tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh.
Theo Đông y, rau ngót dùng làm thuốc trị sót rau, tưa lưỡi ở trẻ em, chữa ho, ban sởi, sốt cao, tiêu độc... Sau đây là một số bài thuốc từ rau ngót:
Chữa tưa lưỡi cho trẻ em: Trẻ bú mẹ, có thể bị tưa lưỡi do cặn sữa, làm trẻ đau khó bú: Dùng rau ngót làm hết tưa lưỡi chỉ sau 2 ngày: Lá rau ngót tươi từ 5-10g, giã vắt lấy nước, thấm vào bông hay vải gạc đánh lên lưỡi lợi và vòm miệng.
Lưu ý: rau ngót có chứa papaverin, gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung khiến dễ sẩy thai. Vì vậy, phụ nữ có thai nên hạn chế ăn rau ngót.
Rau ngót vừa có giá trị về dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chữa một số bệnh. Vì thế, rau ngót là một loại thực phẩm quý và là một vị thuốc hiệu nghiệm, mỗi gia đình nên trồng rau ngót tại nhà để bổ sung cho bữa ăn gia đình bổ dưỡng và an toàn cho sức khỏe.