Suy gan vì mật cá trắm
Bác sĩ cho biết anh N nhập viện trong tình trạng đau bụng quằn quại vùng quanh rốn và hạ sườn phải, nôn nhiều, nôn ra dịch vàng nâu, không lẫn máu, bụng chướng nhẹ, ấn đau hạ sườn phải.
Người nhà cho biết anh N đã nuốt mật cá trắm sống, cùng với một chén rượu mơ vào buổi trưa sau đó xuất hiện đau bụng kèm theo nôn. Gia đình nghĩ bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa nhưng đến chiều tối bệnh nhân đau bụng ngày càng tăng, tiếp tục đi ngoài phân lỏng nhiều lần nên gia đình đã đưa bệnh nhân vào viện cấp cứu.
Bệnh nhân được nghi ngờ ngộ độc mật cá trắm. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy tình trạng suy tạng nặng nề do ngộ độc: men gan tăng rất cao (GOT: 6350U/l, GPT: 4740 U/L (gấp từ 150 đến > 200 lần giá trị bình thường).
Ngộ độc sau khi nuốt mật cá
Bác sĩ Nguyễn Bảo Nam trưởng khoa Cấp cứu hồi sức tích cực và chống độc, Viện Y học Biển cho biết, bệnh nhân đã bị ngộ độc mật cá trắm nặng, khi vào viện qua xét nghiệm thì tế bào gan đã bị hủy hoại. Bệnh nhân nhanh chóng được cấp cứu ngộ độc như bù rối loạn nước điện giải, lợi tiểu, uống than hoạt, nhuận tràng và theo dõi sát các biểu hiện suy tạng.
Trường hợp của bệnh nhân Đ.V.D (7 tuổi, trú tại Sơn Dương, Tuyên Quang) vào cấp cứu trong tình trạng đau bụng quằn quại vùng quanh rốn, thượng vị; nôn nhiều, nôn ra dịch vàng nâu, bụng chướng nhẹ, ấn thượng vị đau.
Theo anh D, anh bị bệnh xương khớp gây đau lưng. Theo kinh nghiệm của người quen anh về nhà thi thoảng nấu canh đắng ăn. Mỗi lần có cá, người nhà thường lấy mật cá để nấu canh cho anh. Bữa tối hôm đó anh đã ăn hết một bát canh đắng nấu từ mật cá trắm.
Anh D đã được bác sĩ rửa xông dạ dày và cho sử dụng than hoạt tính thải độc cùng với truyền bù điện giải. Sau 3 ngày nằm viện anh mới được về nhà. Trường hợp của anh may mắn chỉ ăn canh nấu từ mật cá.
Ăn chất độc
Tại Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ cũng khuyến cáo về các trường hợp ngộ độc sau khi nuốt mật cá. Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai tại Trung tâm vào các dịp nghỉ lễ, Tết Nguyên đán các bác sĩ cũng tiếp nhận ca ngộ độc do nuốt mật cá.
Không ít bệnh nhân đã sử dụng mật cá trắm đen pha với rượu uống để bồi bổ sức khỏe. Sau khi, uống rượu mật cá bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, tiểu ít và dẫn đến suy thận cấp phải chạy thận.
Mật cá không phải là thần dược chữa bệnh
Trường hợp ngộ độc do mật cá (nhất là cá chép, cá trắm) vì khá nhiều người do không hiểu biết đã liều nuốt mật cá vì tin rằng đây là phương thuốc có thể chữa được bệnh nhức mỏi xương khớp, tăng cường thị lực, cải thiện sinh lý…
Theo bác sĩ Nguyên chất độc ở mật cá là cyprinol, chỉ có ở mật, gan và tụy của cá nước ngọt chứ không có ở thịt cá. Triệu chứng ngộ độc sau khi nuốt mật cá (có thể sau vài phút, có thể lâu hơn) là đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, viêm ống thận cấp. Trường hợp nặng có thể phù não, phù phổi, viêm tế bào gan cấp…
Bác sĩ Nam cũng cho biết thêm việc người dân thường nuốt sống cả túi mật với nước, rượu, hoặc trộn với rượu và mật ong. Mật của cá trắm từ 3 kg trở nên chắc chắn gây ngộ độc, và có thể gây tử vong sau 2 ngày.
Bệnh nhân ngộ độc mật cá trắm, trường hợp nhẹ thường có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn và đại tiện phân lỏng nhiều lần, nhưng tiểu tiện vẫn bình thường.
Trường hợp nặng có thể dẫn đến suy thận cấp, suy gan cấp, suy đa tạng, hôn mê và có thể tử vong.
Bác sĩ Nam nhấn mạnh mật cá không phải là thần dược chữa bệnh mà đang đưa thuốc độc vào người gây nguy hiểm. Đến nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định việc nuốt mật cá có tác dụng chữa bệnh mà thực tế rất nhiều trường hợp nuốt mật cá đã dẫn đến tử vong.