Vì sao Trung Quốc cắn răng mua Su-35 với giá cắt cổ?

Mỹ Đức |

Việc Trung Quốc chấp nhận mức giá Su-35 ngang với F-35 (khi có vũ khí) khiến phương Tây tin rằng họ bị hớ, tuy nhiên Trung Quốc có dụng ý của mình.

Lý do của Trung Quốc

Theo bài viết trên belvpo.com, thoạt nhìn, đây có vẻ là thương vụ khá lạ lùng. Su-35 là tiêm kích thế hệ 4++. Còn Trung Quốc thì đã có các tiêm kích như vậy (FC-1, JH-7, J-10, J-11) và đang phát triển 2 mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 và J-31.

Vậy Trung Quốc cần tiêm kích Nga để làm gì nếu như bản thân họ có thể chế tạo các loại hiện đại hơn. Câu trả lời vô cùng đơn giản: các tiêm kích Trung Quốc có quá nhiều vấn đề.

Trung Quốc từ lâu đã khao khát Su-35. Nga bắt đầu đàm phán với Trung Quốc về việc bán Su-35 vào năm 2011. Sau đó, đàm phán bị đình hoãn vì Trung Quốc đòi hỏi phải được lắp ráp các tiêm kích này tại các nhà máy của họ.

Năm 2013, Trung Quốc lại tỏ ý quan tâm đến Su-35. Toàn bộ tình huống này rất giống với câu chuyện với việc phát triển tiêm kích J-10 của Trung Quốc.

Trung Quốc bắt đầu phát triển J-10 trong thập kỷ 1980, xuất xưởng mẫu chế thử trong thập kỷ 1990, còn sau đó, vào năm 1992 thì yêu cầu Nga bán cho họ 50 chiếc Su-27. Việc mua tiêm kích Nga là tín hiệu cho thấy, dự án J-10 đã thất bại.


Tiêm kích Su-35.

Tiêm kích Su-35.

Từ trước đến nay, Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu máy bay ném bom và tiêm kích từ Nga. Nhiều máy bay do Trung Quốc phát triển cần phụ tùng của Nga. Phải đến năm 2006, Trung Quốc mới hoàn tất phát triển J-10, nhưng cũng vẫn phải sử dụng linh kiện và động cơ từ Nga.

Động cơ tiêm kích là gót chân Asin của ngành chế tạo máy bay Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc tiết lộ đã chế tạo được động cơ nội địa WS-10A, vốn là bản sao chép động cơ Nga.

Nhưng một năm sau, Trung Quốc lại mua động cơ Nga. Từ góc độ đó, việc mua sắm Su-35 có thể cho thấy, Trung Quốc không tin tưởng vào các dự án phát triển tiêm kích của mình, kể cả J-20 và J-31.

Mua Su-35 với giá "cắt cổ"

Nga đã đồng ý bán 24 chiếc tiêm kích đa năng Su-35 cho Trung Quốc với giá trị được cho là lên đến 1,5 tỷ USD. Với mức giá này, rõ ràng Trung Quốc sẽ phải thanh toán số tiền gấp đôi so với không quân Nga để mua một chiếc máy bay Su-35.

Dù Trung Quốc phải mua Su-35 với cái giá trên trời nhưng theo báo Độc lập của Nga, đây vẫn được coi là thành công lớn với phái đoàn đàm phán Trung Quốc bởi mức giá Nga từng "hét" trước đó còn cao hơn nhiều.

Theo tờ Độc lập, tại các cuộc đàm phán giữa Nga và Trung Quốc từ năm 2013, để sở hữu tiêm kích thế hệ 4++ này Trung Quốc phải bỏ ra số tiền lên đến 85 triệu USD chưa bao gồm vũ khí và các trang thiết bị mặt đất khác.

Như vậy, tổng giá trị hợp đồng mua 24 chiếc tiêm kích Su-35 lên đến trên 2 tỷ USD nếu kết hợp thêm vũ khí và các trang thiết bị mặt đất khác giá trị hợp đồng có thể tăng thêm khoảng 50% nữa ở mức khoảng 2,8 tỷ USD.

Như vậy, nếu bao gồm cả vũ khí đơn giá mỗi chiếc Su-35 có thể lên đến 116 triệu USD. Mức giá này được cho rằng tương đương với tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35 của Mỹ, vượt Rafale của Pháp và bỏ xa tiêm kích Typhoon của châu Âu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại