Mặc dù, Trung Quốc hiện đang sở hữu một lực lượng tên lửa không đối không nội địa hùng hậu gồm PL-12, SD-10A và PL-9C vốn được thiết kế dựa trên công nghệ từ Ukraine nhưng lại không đủ sức chống lại các mối đe dọa từ tên lửa của Mỹ.
Do đó, quân đội Trung Quốc nhận thấy họ cần trang bị các thế hệ tên lửa hiện đại của Nga để đối phó với nguy cơ xảy ra các trận không chiến với quân đội Mỹ và Nhật Bản trong tương lai, Tướng nghỉ hưu Roku nhận định.
Want China Times dẫn chia sẻ của ông Roku cho hay Bắc Kinh hiện đã mua được 1.500 quả tên lửa R-77 và 3.300 tên lửa R-73 của Nga.
Theo ông Roku, tên lửa tầm ngắn R-73 của Nga được phát triển vào năm 1985, từng được xem là loại tên lửa không đối không nguy hiểm nhất trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Thậm chí, nó còn hiện đại hơn cả tên lửa không đối không AIM-9M được các lực lượng không quân NATO sử dụng hồi năm 1982.
Trong khi đó, tên lửa không đối không tầm trung R-77 được Nga sản xuất năm 1992 có năng lực tấn công ngang hàng với tên lửa không đối không tầm trung hiện đại AIM-120 của Mỹ.
Trước khi tiếp nhận các chiến đấu cơ F-35 từ Mỹ, Tướng Roku từng gợi ý Lực lượng Phòng vệ trên Không Nhật Bản phát triển hoặc mua các thế hệ tên lửa hiện đại nhằm duy trì ưu thế trên không phận vùng biển Hoa Đông.
Hiện nay, quân đội Nhật Bản đang sở hữu chủ yếu các tên lửa không đối không tầm ngắn AAM-4 và tầm trung AAM-5. Cả hai loại tên lửa này đều đã trải quan giai đoạn nâng cấp tại Nhật Bản.
Ông Roku cũng bày tỏ mối quan ngại về việc Trung Quốc đang phát triển một thế hệ tên lửa không đối không tầm trung sử dụng động cơ Ramjet.