Việc Mỹ phát triển và thử nghiệm thành công một loại vũ khí tấn công tầm xa tốc độ cao thế hệ mới nhất, hiển nhiên là nhằm giảm bớt sự dựa dẫm vào vũ khí hạt nhân trong đối phó với Trung Quốc. Điều này càng làm tăng thêm sự cảnh giác và lo lắng của Bắc Kinh.
Ngày 01/05 vừa qua, Mỹ đã thử nghiệm bay hành trình tầm xa thành công đối với thiết bị bay siêu thanh X-51 WaveRider là nhằm tiễu trừ sự lo lắng của Trung Quốc về vũ khí hạt nhân, nhưng lại càng làm Bắc Kinh lo ngại hơn, về ưu thế vượt trội của Mỹ trong lĩnh vực vũ khí thông thường sẽ làm tăng khả năng xảy ra xung đột hạt nhân.
Trong quá trình thử nghiệm, động cơ phản lực tĩnh siêu âm (Ramjet) của X-51 WaveRider khởi động trên bầu trời Thái Bình Dương, tốc độ chính xác của X-51 trong lần thử nghiệm này là 6245km, vượt qua tốc độ siêu thanh Mach5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh).
Mặc dù có thể một ngày nào đó động cơ Ramjet có thể được ứng dụng trong hàng không dân dụng nhưng hiện tại nó chủ yếu được giới quân sự nghiên cứu. Không chỉ không quân, lục quân mà cả Cục nghiên cứu các dự án cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng ồ ạt nghiên cứu, thử nghiệm các loại thiết bị bay không người lái siêu thanh, đây chính là một bộ phận quan trọng nhất trong “Kế hoạch tấn công nhanh toàn cầu” (PGS) của quân đội Mỹ.
Thử nghiệm mới nhất trong “Kế hoạch tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ làm Nga lo ngại nhưng Trung Quốc mới là nước lo lắng nhất. Bởi vì số lượng các loại tên lửa trong kho vũ khí của Trung Quốc có khả năng đánh chặn các đầu đạn hạt nhân của Mỹ còn kém Nga rất xa.
Ngoài ra, các chuyên gia phân tích của Mỹ cũng cho biết, các hệ thống có khả năng đánh chặn tên lửa tấn công của Trung Quốc cũng gần như không có, thực lực còn kém Nga rất nhiều. Hiện theo tính toán của Mỹ, Trung Quốc chỉ có hơn chục quả tên lửa có khả năng ngăn chặn các tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ.
Ông Hồ Dự Mân - Chuyên viên cao cấp của Ủy ban kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị Trung Quốc cho rằng, trong quan điểm của Mỹ, công nghệ hàng không, phòng thủ tên lửa và vũ khí tiến công nhanh toàn cầu có mối quan hệ biện chứng với nhau, xây dựng một hệ thống phòng thủ tổng hợp thống nhất sẽ loại trừ được sự uy hiếp của các loại vũ khí chiến lược, đặc biệt là vũ khí hạt nhân của đối thủ.
Ông Hồ Dự Mân cho biết thêm, hiện nay Mỹ đang sử dụng các loại tên lửa hành trình có tầm bắn thấp và tốc độ tương đối chậm làm mục tiêu tiến công của vũ khí tiến công nhanh toàn cầu. Còn Mỹ chưa có những loại vũ khí tốc độ cao để làm mục tiêu thử nghiệm.
Trong tương lai, nếu Mỹ chế tạo thành công các loại vũ khí siêu thanh này, các đối thủ của họ bắt buộc phải sử dụng đòn tiến công hạt nhân “tiên phát chế nhân” nếu không sẽ mất đi năng lực phản kích hạt nhân và cam chịu thất bại.