Trung Quốc "dè bỉu" tàu sân bay Ấn Độ, tâng bốc Liêu Ninh, J-15

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Ngay sau khi tàu sân bay INS Vikramaditya được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ, các chuyên gia Trung Quốc đã không tiếc lời "dìm hàng" con tàu trị giá hơn 2 tỷ USD này.

Ngày 16/11 vừa qua, Nga đã chính thức bàn giao tàu sân bay Vikramaditya (trước đây là tàu sân bay Đô đốc Gorshkov) cho Hải quân Ấn Độ.

Phương tiện truyền thông Ấn Độ cho biết Vikramaditya sẽ trở thành kỳ hạm của Hải quân nước này và sẽ trở về nước thông qua vùng biển Ả Rập để chứng minh sức mạnh quân sự của quốc gia Nam Á.

"Đây là một khoảnh khắc tự hào của đất nước," báo chí Ấn Độ viết.

 	Tàu sân bay Vikramaditya đã được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ.

Tàu sân bay Vikramaditya đã được bàn giao cho Hải quân Ấn Độ.

Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng tàu sân bay mà không có các tàu hộ tống như tàu chiến được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis hoặc tương tự (Hải quân Trung Quốc hiện đang có các tàu như vậy) sẽ làm giảm đáng kể giá trị của nó. Wenhai Zheng, một chuyên gia quân sự Trung Quốc nói rằng mặc dù Hải quân Ấn Độ có nhiều năm kinh nghiệm trong việc sử dụng các tàu sân bay, nhưng họ không bao giờ có một nhóm tàu sân bay.

Theo Wenhai Zheng, Mỹ có thể bán máy bay cảnh báo sớm (AWACS) loại E-2D Hawkeye nâng cấp trang bị radar mới nhất với anten mảng theo từng giai đoạn cho Ấn Độ, và khi đó khả năng chiến đấu của Hải quân Ấn Độ sẽ được tăng đáng kể. "Tuy nhiên, người Mỹ tin rằng Hawkeye không hoạt động được trên Vikramaditya vì tàu sân bay không có máy phóng, và chiếc máy bay chỉ có thể cất cánh từ trên bờ.” - Wenhai Zheng nói.

 	Tiêm kích MiG-19K hạ cánh trên tàu sân bay Vikramaditya.
Tiêm kích MiG-19K hạ cánh trên tàu sân bay Vikramaditya.

Trong điều kiện gió ngược chiều, máy bay E-2D với động cơ công suất lớn có thể cất cánh từ tàu sân bay Vikramaditya. Tuy nhiên, theo Wenhai Zheng, người Mỹ chắc chắn không mong muốn Hải quân Ấn Độ mạnh hơn. Nếu không có máy bay cảnh báo sớm thì tàu sân bay sẽ khó có thể nắm bắt được thông tin trong các tình huống cần thiết, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng chiến đấu của con tàu.

Tiêm kích J-15 trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Đánh giá về hàng không hải quân trên tàu sân bay, các chuyên gia Trung Quốc tin rằng các máy bay MiG-29K có tính năng chiến đấu thua xa các máy bay F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ và J-15 của Trung Quốc, đặc biệt là về tầm hoạt động, thời gian bay và tải trọng vũ khí.

So sánh giữa tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc với tàu sân bay mà Ấn Độ vừa mới nhận từ Nga, các chuyên gia Trung Quốc cho biết rằng tàu sân bay Liêu Ninh có lượng giãn nước lớn hơn nhiều, do mang các máy bay chiến đấu J-15, có trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 30-35 tấn, trong khi các máy bay MiG-29K trên tàu sân bay Vikramaditya có trọng lượng cất cánh tối đa chỉ 20 tấn. Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành trang bị cho tàu sân bay Liêu Ninh các tàu hộ tống lớp Type 052D với hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa mạnh mẽ.

 	Vikramaditya đã hoàn tất các cuộc thử nghiệm trên biển trước khi được bàn giao.

Vikramaditya đã hoàn tất các cuộc thử nghiệm trên biển trước khi được bàn giao.

Tàu sân bay Vikramaditya có lượng giãn nước 45.000 tấn, chiều dài 283,3 m, chiều rộng 59,8 m, con tàu có thể mang 30 máy bay chiến đấu MiG-29K, trực thăng chống tàu ngầm Ka-27 và trực thăng tuần tra Ka-31. Thủy thủ đoàn lên tới 2.000 người.

Dự kiến, tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ rời lãnh hải của Nga vào cuối tháng 11 và đến khoảng cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 năm sau sẽ về tới Ấn Độ.

Các chuyên gia bảo dưỡng kỹ thuật của Nga sẽ giúp đỡ thủy thủ đoàn trong quá trình đưa Vikramaditya về nước. Đồng thời, Ấn Độ cũng điều 5 tàu chiến tới hộ tống tàu sân bay này.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại