Hàn Quốc tham vọng phát triển tàu sân bay đối phó Trung - Nhật

Bảo An |

(Soha.vn) - Hải quân Hàn Quốc tin rằng họ có thể triển khai 2 tàu sân bay hạng nhẹ vào năm 2036 và tăng cường lực lượng xa bờ để đối phó với Trung Quốc và Nhật Bản.

Tham vọng phát triển tàu sân bay hạng nhẹ

Một nguồn tin giấu tên của Hải quân Hàn Quốc tiết lộ: “Hiện chưa có yêu cầu cụ thể nào, nhưng chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu những phương pháp triển khai tàu sân bay hạng nhẹ trong vòng 2 thập kỷ tới.”

Ông Chung Hee-soo, thành viên của đảng cầm quyền Saenuri và là thành viên của Ủy ban quốc phòng thuộc quốc hội Hàn Quốc, đã tiết lộ nội dung của chương trình phát triển tàu sân bay hạng nhẹ trong một báo cáo khả thi vào tuần trước.

“Để đối phó những tranh chấp trên biển có thể xảy ra với những nước láng giềng, chúng ta cần phát triển tàu sân bay trong thời gian sớm nhất có thể. Để xây dựng các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế tích cực hơn, hải quân của chúng ta cần có tàu sân bay”, ông Chung Hee-soo nhấn mạnh.

Tàu trực thăng đổ bộ lớp Dokdo

Tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Dokdo

Theo ông Chung, kế hoạch phát triển tàu sân bay hạng nhẹ của Hải quân Hàn Quốc chia thành 3 giai đoạn:

- Đầu tiên là trang bị cho tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Dokdo thứ hai một hệ thống hỗ trợ máy bay chiến đấu cất/hạ cánh trên đường băng ngắn hay chiến đấu cơ cất cánh theo phương thăng đứng. Bề mặt boong của tàu đổ bộ đã được phủ sơn urethane, có thể chịu được sức nóng do máy bay chiến đấu tạo ra khi cất cánh hay hạ cánh. Theo báo cáo, tàu đổ bộ lớp Dokdo với kết cấu mới có thể được triển khai trước năm 2019 và chiến đấu cơ cất cánh theo phương thẳng đứng có thể được mua từ Mỹ, Anh và Tây Ban Nha nếu cần thiết.

- Thứ hai, Hải quân Hàn Quốc có thể xây dựng một tàu tấn công đổ bộ, giống như tàu Juan Carlos của Hải quân Tây Ban Nha, trước năm 2019.

- Cuối cùng, Hải quân Hàn Quốc dự định sẽ xây dựng hai tàu sân bay hạng nhẹ 30.000 tấn trong thời gian từ 2028 đến năn 2036. Tàu sân bay sẽ có những tính năng giống như tàu sân bay Cavour của Italia, có thể chở theo 30 máy bay chiến đấu.

“Chúng ta cần có những khả năng ngăn chặn Triều Tiên và đồng thời cần có những khả năng tối thiểu để chống lại những đe dọa từ những nước láng giềng”, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (JCS) Choi Yoon-hee cho biết.

Những nước láng giềng mà ông Choi nói tới được cho là Trung Quốc và Nhật Bản. Bắc Kinh đã biên chế tàu sân bay đầu tiên vào năm ngoái và dự định sẽ đóng thêm 3 tàu sân bay nữa, trong khi đó, Tokyo đã ra mắt tàu khu trục chở trực thăng với lượng giãn nước 20.000 tấn và được coi là một tàu sân bay nhỏ.

Tăng cường tàu chiến, máy bay

Trong cuộc họp quốc hội vào tuần trước, Hải quân Hàn Quốc đã thông báo về kế hoạch mua sắm vũ khí dài hạn để tăng cường sức mạnh của lực lượng hải quân, bao gồm biên chế thêm 3 tàu khu trục Aegis lớp Sejong Đại đế (KDX-III) 7.600 tấn vào năm 2023 để phát triển một hạm đội cơ động chiến lược. Hải quân Hàn Quốc hiện có 3 tàu khu trục KDX-III được trang bị radar SPY-1D do tập đoàn Lockheed Martin phát triển, có khả năng phát hiện, theo dõi tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu của kẻ địch.

Tàu khu trục lớp Aegis của Hàn Quốc.

Tàu khu trục lớp Sejong Đại đế của Hàn Quốc.

“Kế hoạch đóng tàu khu trục Aegis mới có thể hoàn thành trước thời hạn dự kiến”, Tư lệnh Hải quân Hàn Quốc, Đô đốc Hwang Gi-chul, cho biết. “Những tàu Aegis sẽ có khả năng tàng hình tốt hơn những tàu khu trục hiện tại.”

Hải quân Hàn Quốc cũng dự định sẽ phát triển 6 tàu khu trục thế hệ mới (KDDX) 5.900 tấn sau năm 2023. Kế hoạch phát triển một tàu ngầm tấn công cũng đang được tiến hành. Hải quân Hàn Quốc dự kiến sẽ biên chế thêm 6 tàu ngầm Type 214, giúp tăng số tàu ngầm loại này lên 9 tàu vào năm 2023. Sau đó, lực lượng này sẽ triển khai 9 tàu ngầm tấn công hạng nặng 3.000 tấn với tên mã KSS-III. Các tàu ngầm này sẽ được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng có thể bắn tên lửa hành trình có tầm bắn 1.500 km, bao phủ các mục tiêu ở Triều Tiên.

Các kế hoạch trang bị vũ khí khác bao gồm chương trình FFX nhằm xây dựng hàng trục tàu hộ tống mới với thiết bị cảm ứng hiện đại và nhiều loại vũ khí khác nhau. Chương trình FFX được phát triển để thay thế các hạm đội tàu hộ tống lớp Ulsan và Pohang hiện tại đã lạc hậu. Các tàu hộ tống FFX từ 2.300 đến 3.000 tấn sẽ được đóng trong trong hai gian đoạn với mục tiêu đưa 24 tàu vào hoạt động đến năm 2026.

Máy bay Lockheed S-3 Vikings.

Máy bay S-3 Viking

Hải quân Hàn Quốc cũng ưu tiên phát triển máy bay giám sát và do thám, đặc biệt là kế hoạch mua máy bay S-3 Viking từ phi đội đã nghỉ hưu trên tàu sân bay của Hải quân Mỹ vào tháng 1/2009. Họ dự định mua 18 máy bay S-3 và cải tiến chúng để đáp ứng những yêu cầu hoạt động của Hải quân Hàn Quốc.

"Máy bay S-3 sẽ tạo một cơ hội lớn cho Hải quân Hàn Quốc vận hành một máy bay chiến đấu trên hạm nhằm chuẩn bị cho kế hoạch triển khai tàu sân bay trong tương lai”, Kim Dae-young, một nhà nghiên cứu thuộc Diễn đàn quốc phòng và an ninh Hàn Quốc, nhận định. “S-3 sẽ được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như tuần tra, tham gia chiến đấu trên bộ và tiếp liệu trên không.”

Nhằm tăng cường khả năng chống tàu ngầm, Hải quân Hàn Quốc dự định sẽ mua thêm 6 máy bay trực thăng hải quân vào năm 2022. Vào tháng 1 năm nay, AgustaWestland đã giành được hợp động trị giá 560 triệu USD cung cấp cho Hải quân Hàn Quốc 6 máy bay trực thăng AW159 Lynx Wildcat được trang bị hệ thống sonar săn ngầm hiện đại.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại