Thông tin trên được hãng Yonhap dẫn lời quan chức cao cấp Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, theo đó sau khi KF-X được sản xuất hàng loạt vào năm 2023 và được trang bị sau đó 7 đến 8 năm.
Để đẩy nhanh tiến độ của chương trình tiêm kích KF-X, trong năm 2014, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc dự kiến sẽ đầu tư khoản ngân sách khoảng 20 tỷ Won (tương đương 18,7 triệu USD) trong giai đoạn khởi động kế hoạch nghiên cứu, phát triển tiêm kích tàng hình KF-X. Hiện nay, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu và các cơ quan chức năng có liên quan đã thương thảo và thống nhất, gấp rút đệ trình kế hoạch cơ bản về phát triển máy bay KF-X lên Hội nghị Ủy ban xúc tiến các sự vụ quốc phòng nhóm họp vào đầu tháng tới.
Hồi tháng 8/2013, truyền thông Hàn Quốc lần đầu giới thiệu tài liệu thiết kế phương án KFX-C103-iA - thuộc dự án hợp tác phát triển tiêm kích tàng hình KF-X. Chi tiết phương án KFX-C103-iA được thiết kế trên cơ sở phương án C-103 của Trung tâm nghiên cứu phát triển chung CRDC Hàn Quốc. Phương án mới nhất cho thấy, tiêm kích tàng hình thế hệ mới này là quan chức Hàn Quốc quyết định bỏ phương án dùng cánh mũi như mẫu C-203 (phương án khác trong dự án KFX) mà lựa chọn cuối cùng là tiếp tục phát triển với phương án C-103.
Ngay từ năm 1999, Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc (ADD) lần đầu đề xuất dự án KF-X. Năm 2001, Tổng thống Hàn Quốc Kim Daejung phê chuẩn kế hoạch phát triển KF-X.
Hai phương án thiết kế dự án KF-X gồm mẫu C101 và mẫu có cánh mũi C201. Sơ đồ cũng thể bước phát triển của 2 phương án này, rốt cuộc có lẽ phương án C103 dựa trên C101 với thiết kế khoang vũ khí trong thân đã được các quan chức phụ trách dự án “gật đầu”.
Theo quan sát, KFX-C101 tương đối giống với máy bay F-22, tuy nhiên kích thước nhỏ hơn một chút, sử dụng thiết kế cửa hút khí theo kiểu DSI.
Phương án KFX-C103-iA thiết kế thiết bị tiếp nhận nhiên liệu trên không ở trên lưng. Các máy bay tiêm kích tàng hình như F-22 và F-35 hiện cũng dùng phương án tương tự như vậy.
Phương án phóng tên lửa từ khoang chứa vũ khí của KFX-C103-iA sẽ giống với F-35A.
KFX-C103-iA của Hàn Quốc sẽ sử dụng radar mảng pha điện tử chủ động (AESA) và hệ thống cảm biến quang – điện EODAS. Hệ thống EODAS của máy bay chiến đấu KFX-C103-iA được bố trí ở trước kính chắn gió buồng lái. Kiểu thiết kế này khá giống với cách bố trí trên tiêm kích Su-30/35 hay Su T-50 của Nga.
Ảnh thiết kế hệ thống phanh không khí của KFX-C103-iA.
Phương án giá treo vũ khí ngoài của KFX-C103-iA.
Việc Hàn Quốc thông báo kế hoạch sản xuất tiêm kích tàng hình KF-X diễn ra giữa lúc tình hình bán đảo Triều Tiên có nhiều bất ổn sau vụ thanh trừng Jang Song Thaek, đặc biệt là việc Triều Tiên muốn hàn gắn quan hệ với Hàn Quốc. Đến ngày 6/1, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun - hye tuyên bố sẵn sàng gặp mặt nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bất kỳ lúc nào. Đồng thời 2 tín hiệu được Hàn Quốc phát đi cho thấy, một mặt Seoul muốn làm ấm lên quan hệ liên Triều, mặt khác khẳng định sức mạnh quân sự của mình trước một Triều Tiên nhiều bất ổn.