Súng trường Myanmar tự làm xuất hiện tại Việt Nam

Dương Minh |

Tại giải bắn súng quân dụng quân đội các nước ASEAN (AARM-24), Myanmar đã mang đến khẩu súng trường MA-1 MkII, được sản xuất hoàn toàn nội địa.

MA-1 Mk II là dòng súng trường duy nhất được sản xuất hoàn toàn nội địa tại Myanmar.

Hiện có rất ít thông tin về dòng súng trường nội địa này của Myanmar, nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự, MA-1 Mk II được phát triển dựa trên nguyên gốc súng trường Galil của Israel.

Theo lời giới thiệu của xạ thủ Myanmar tham dự AARM-24, súng trường MA-1 Mk II dùng cỡ đạn 5,56x45mm chuẩn NATO. Súng được thiết kế dùng nhiều vật liệu nhẹ như: Nhựa tổng hợp và hợp kim giúp trọng lượng tổng thể khá nhẹ (khoảng 4kg).

Hộp tiếp đạn của MA-1 Mk II được làm làm dẹt và hơi cong với khả năng chứa 30-35 viên đạn. Phần báng súng được làm bằng nhựa tổng hợp với thiết kế gần giống các loại súng trường bắn tỉa chuyên nghiệp.

Súng MA-1 Mk II sử dụng cơ cấu trích khí phản lực khí thuốc dùng thoi đẩy và lên đạn thủ công có độ tin cậy cao khi hoạt động trong môi trường khắc nhiệt. MA-1 Mk II hiện là trang bị tiêu chuẩn của Lục quân Myanmar.

Súng trường MA-1 MK II.

Súng trường MA-1 MK II.

Đại úy Myint Zaw Oo, Đội trưởng Đội súng trường quân dụng Mi-an-ma cho biết: "Súng trường MA-1 Mark II do Myanmar sản xuất có tầm bắn hiệu quả 400m. Với tính năng tác dụng, thiết kế phù hợp cho tác chiến cơ động, MA-1 MKII được trang bị cho toàn bộ Lục quân Myanmar."

Tham dự Giải AARM-24, Đội súng trường Myanmar sử dụng loại súng này với mục tiêu phát huy tối đa kỹ năng của xạ thủ đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ các nước tham gia giải trang bị các loại súng trường thi đấu khác nhau.

Myanmar hiện đại hóa quân đội

Được biết, Myanmar đang chi mạnh tay cho việc hiện đại hóa quân đội quốc gia.

Theo số liệu chính xác của Trung tâm phân tích thương vụ vũ khí thế giới TSAMTO, trong tổng ngân khố quốc gia năm 2011 trị giá 7,6 nghìn tỷ kyat thì Myanmar đã quyết định sẽ chi 1,8 nghìn tỷ kyat (2 tỷ USD) cho quốc phòng, tương đương 23,6%, trong đó chi cho lực lượng an ninh khoảng 99,5 tỷ kyat (110 triệu USD – 1,3% ngân khố quốc gia).

Thông tin về ngân sách quốc gia của Myanmar trong suốt một thời gian dài không tiết lộ ra bên ngoài mà chỉ một vài năm trở lại đây mới bắt đầu hé lộ.

Được biết, tổng chi phí cho quốc phòng của Myanmar trong năm 2009 là 1,5 tỷ USD tương đương 3,6% tổng thu nhập quốc nội GDP.

Xạ thủ Myanmar với súng trường MA-1 MK II.

Xạ thủ Myanmar với súng trường MA-1 MK II.

Theo nhận định của các chuyên gia TSAMTO, chính việc tăng ngân sách quốc phòng và thực thi dân chủ trong bộ máy chính quyền nên trong thời gian tới Myanmar có thể sẽ trở thành thị trường vũ khí tiềm năng nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Hiện nay, không quân Myanmar đang có 20 chiếc máy bay Mig-29 của Nga và 0-60 chiếc máy bay UTS/UBS K-8 Karakorum của Trung Quốc. Đây là thành quả của những bản hợp đồng trị giá 570 triệu USD và 700 triệu USD từ năm 2009.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay đang đặt ra cho Chính phủ và Bộ Quốc phòng Myanmar là cần thiết phải nâng cấp và cải tiến vũ khí trang bị cho cả Hải, Lục và Không quân để bảo đảm khả năng phòng thủ đất nước ở mức cần thiết.

Nhiều nhà phân tích cho rằng trong thời gian tới, việc Myanmar đẩy mạnh hiện đại hóa quốc phòng cũng như những tình hình phức tạp trong khu vực rất có thể biến quốc gia này trở thành thị trường tiềm năng cho các nhà xuất khẩu vũ khí.

Tuy nhiên, nhiều khả năng Myanmar sẽ hướng tới thị trường vũ khí Trung Quốc, đặc biệt là bộ binh bởi Trung Quốc nổi danh với những mặt hàng giá rẻ.

Hiện tại, trong biên chế quân đội Myanmar có nhiều loại vũ khí như súng trường tấn công QBZ-95, xe tăng chủ lực Type-59D, pháo tự hành PTL-02, SH-1, các máy bay Nam Xương A5 (dựa trên nguyên mẫu Mig-19).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại