Vua Gustav II Adolf đã ra lệnh trang bị lưỡi lê cho toàn bộ quân Thụy Điển trước khi tiến sang Đan Mạch, Ba Lan và Nga. Được trang bị lưỡi lê, quân đội Thụy Điển đã khiến các quốc gia khác ở châu Âu nhận ra sự lợi hại của nó trong cận chiến và ngay lập tức học theo.
Những người lính bộ binh châu Âu với súng trường gắn lưỡi lê
Khi đó lực lượng chủ yếu của bộ binh châu Âu là lính mang súng kíp và quân bộ binh mang súng trường, các loại vũ khí trên đều là súng nạp đạn phía trước và bắn bằng cách châm ngòi, sau mỗi phát bắn phải mất gần 2 phút để nhồi lại thuốc súng. Việc quân lính vừa bắn vừa nhồi đạn chỉ thích hợp khi kẻ địch ở xa, còn khi giáp lá cà, tác dụng của súng kíp có hạn còn khẩu súng trường dài gần 2 m thì hầu như bị vô hiệu, người lính chỉ có thể chiến đấu, vật lộn bằng tay không, dựa hoàn toàn vào sức lực.
Nếu nhìn từ góc độ của nền văn minh hiện đại, kiểu vật lộn tay không đó chẳng khác mấy so với cách đánh nhau của người tiền sử. Nhưng khi lưỡi lê xuất hiện trên đầu súng, nó đã làm cho súng trường phát huy được uy lực trong cận chiến như một ngọn giáo.
Từ đó về sau hầu hết các loại súng trường đều được trang bị thêm lưỡi lê, có thể nói khẩu súng trường nếu thiếu lưỡi lê là mất đi một nửa tác dụng của nó, lưỡi lê được coi như sinh mệnh thứ hai của khẩu súng. Ngày nay lưỡi lê đã được thiết kế thêm nhiều tác dụng như đâm, chém, cưa, cắt, dũa... vẫn là một bộ phận không thể thiếu của súng trường tấn công hiện đại.
Dưới đây là một số loại lưỡi lê hiện đại phổ biến:
Lưỡi lê kiểu 6X2 dùng trên súng trường tấn công AK-47, vòng kép ở chuôi được thêm vào do thiết kế ban đầu của AK-47 không có tai gắn lưỡi lê
Lưỡi lê dao găm đa tác dụng kiểu 6X3 dùng trên súng trường tấn công AKM, kiểu lê này bỏ vòng kép ở chuôi do AKM đã được thiết kế có sẵn tai gắn lưỡi lê
Lưỡi lê kiểu 6X4 dùng trên súng trường tấn công AKM, đây là phiên bản nâng cấp của lưỡi lê 6X3 với sự bổ sung một miếng đệm bằng thép ở chuôi, nơi người lính có xu hướng sử dụng với vai trò như một cái búa
Lưỡi lê kiểu 6X5 dùng trên súng trường tấn công AK-74, loại lê này có cán làm hoàn toàn bằng nhựa cứng, không cần gia cố thêm miếng thép ở chuôi như lưỡi lê 6X4
Một điểm đáng lưu ý ở các loại lưỡi lê trên là cửa sổ ở lưỡi dao có thể kết hợp với vỏ bao đựng để trở thành dụng cụ cắt dây thép gai
Lưỡi lê L1A1 dùng trên súng trường tấn công L1A1 (phiên bản FN-FAL 7,62 x 51 mm) do Anh sản xuất. Phiên bản lưỡi lê L1A2 do Australia sản xuất khác biệt ở chỗ đầu mút trên rãnh lưỡi dao có dạng hình vuông thay vì hình tròn
Lưỡi lê L1A3 (trên) và L1A4 (dưới), phiên bản nâng cấp của lưỡi lê L1A1/L1A2 với phần chốt đã được làm ngang bằng với bề mặt cán lê để tránh bị bật ra khi sử dụng
Lưỡi lê kiểu ổ cắm FAL Type C dùng trên súng trường tấn công FN FAL 7,62 x 51 mm do Bỉ sản xuất
Lưỡi lê M7 do mỹ sản xuất, dùng trên súng trường tấn công M16 cũng như các loại súng trường tấn công sử dụng cỡ đạn 5,56 mm khác
Lưỡi lê M9, đây là lưỡi lê tiên tiến nhất của Mỹ, tương thích với tất cả các phiên bản súng trường tấn công M16 cũng như súng carbine M4
Lưỡi lê KCB–77 M1/L do Đức sản xuất, có thể lắp trên súng trường tấn công G36 cũng như các loại súng trường tấn công dùng cỡ đạn 5,56 mm NATO khác
Lưỡi lê FAMAS do Pháp sản xuất, chuyên dùng trên súng trường tấn công dạng Bullpup FAMAS