Chuyên gia Nga chê hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ

Tiểu Đông |

Sau khi Mỹ thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, thành viên Ủy ban Quốc phòng của Duma (Nga) đã lên tiếng chê hệ thống này...lỗi thời.

Phát biểu trước báo chí ngày 7/11, Frants Klyntsevich thành viên Ủy ban Quốc phòng của Duma Quốc gia Nga cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mới người Mỹ vừa tuyên bố thử thành công thực ra vẫn là lỗi thời so với tên lửa Nga.

Bình luận về thông tin này, ông Frants Klyntsevich nhấn mạnh, các tên lửa của Nga có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ngay cả khi đã được nâng cấp.

Chuyên gia Frants Klyntsevich cho biết: “Xét từ góc độ cuộc xung đột toàn cầu, không có gì phải hoài nghi, chúng ta có đủ lực lượng và phương tiện để vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa, đặc biệt là vũ khí tấn công chính xác cao, tên lửa hành trình phóng từ mặt đất và trên biển hoàn toàn đủ khả năng vượt qua các hệ thống phòng thủ của đối phương dù họ có cải tiến thêm nữa”.

Chuyên gia Frants Klyntsevich (Nga) đã lên tiếng chê hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ mới phóng thành công là lỗi thời. (Ảnh tên lửa phòng thủ của Nga trước đây.)

Chuyên gia Frants Klyntsevich (Nga) đã lên tiếng chê hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ mới phóng thành công là lỗi thời. (Ảnh tên lửa phòng thủ của Nga trước đây.)

Trước đó hôm 6/11, hãng Tass dẫn thông báo từ Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ cho biết, cuộc thử nghiệm hệ thống Aegis trên Thái Bình Dương đã thành công, đây là lần thứ 29 trong tổng số 35 cuộc thử nghiệm từ năm 2002, hệ thống đánh chặn các mục tiêu đã định.

Theo Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ, tên lửa SM-3 của hệ thống Aegis đã đánh chặn thành công hai tên lửa hành trình và một tên lửa đạn đạo gần như đồng thời trên Thái Bình Dương. Cuộc thử nghiệm được tiến hành từ tàu khu trục Mỹ USS John Paul Jones với mục đích “đánh giá hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis mới được nâng cấp và do hãng Lockheed Martin sản xuất”.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết sẽ sử dụng kết quả cuộc thử nghiệm để “cải thiện và tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo cũng như hỗ trợ giai đoạn 2 của phương pháp tiếp cận thích ứng cho hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, nhằm bảo vệ Mỹ và đồng minh trước các mối đe dọa tiềm tàng”.

Theo tiết lộ của giới quân sự Mỹ, tên lửa SM-3 dùng để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực Aegis và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41.

Quá trình đánh chặn của SM-3 chia làm 4 giai đoạn. 2 giai đoạn đầu, hệ thống động lực đẩy tên lửa bay vào tầng khí quyển, giai đoạn 3 nó điểm hỏa hai lần, đẩy tên lửa đánh chặn bay vượt lên trên tầng khí quyển trái đất. Trước khi mỗi động cơ của tên lửa điểm hỏa, nó thu nhận và đọc dữ liệu định vị của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chuẩn đường bay đến mục tiêu.

Tên lửa Bulava là loại tên lửa được xem là tên lửa khó đánh chặn nhất thế giới hiện nay. (Ảnh tên lửa Bulava phóng từ tàu ngầm)

Tên lửa Bulava là loại tên lửa được xem là tên lửa khó đánh chặn nhất thế giới hiện nay. (Ảnh tên lửa Bulava phóng từ tàu ngầm)

Giai đoạn 4 là nhiệm vụ của đầu đạn đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển hạng nhẹ (LEAP), có trọng lượng chỉ 9kg. Đầu tiên, nó sử dụng bộ cảm biến hồng ngoại để gây nhiễu mục tiêu, sau đó mới bắn hạ.

Tên lửa SM-3 có trọng lượng 1,5 tấn, dài 6,55m, đường kính thân 0,34m, sải cánh 1,57m. SM-3 có tốc độ đánh chặn 9.600km/h (gấp gần 8 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn trên 500km, độ cao trên 160km. Hiện nay, ngoài Mỹ chỉ có Nhật Bản được trang bị tên lửa đánh chặn SM-3 trên chiến hạm Aegis.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại