Trang mạng historynet.com (website chuyên giới thiệu các cuốn tạp chí lịch sử nổi tiếng) đã xếp hạng 10 loại vũ khí tồi tệ nhất trong lịch sử. Tiêu chí đánh giá dựa vào: tính thiết thực, mức độ tiện lợi và hiệu quả chiến đấu.
1. "Bánh xe" GREAT PANJANDRUM
-
Great Panjadrum
-
Nevil Shute, tác giả của “On the Beach, A Town Like Alice” và một số tiểu thuyết nổi tiếng khác cũng là một kỹ sư hàng không và không may ông chịu trách nhiệm thiết kế một trong những vũ khí "ngớ ngẩn nhất" của Thế chiến II- Greate Panjandrum. Vũ khí được phát triển dưới sự bảo trợ của Ban giám đốc Vũ khí hỗn hợp thuộc Bộ hải quân Anh, nó bao gồm một cặp bánh xe bằng gỗ, trục bánh xe dạng trống chứa 2 tấn thuốc nổ TNT.
-
Bức tường Đại Tây Dương là một tuyến phòng thủ quân sự to và rộng do quân đội Đức Quốc Xã xây dựng dọc bờ biển Đại Tây Dương phía tây châu Âu trong những năm 1942 - 1944 thời Thế chiến thứ hai để phòng chống lại quân Đồng Minh từ Anh kéo sang đổ bộ xâm chiếm châu Âu.
Panjandrum dự kiến được triển khai từ một tàu đổ bộ lên bãi biển Normandy, từ đó (trên lý thuyết) nó sẽ lăn trên bãi biển ở tốc độ 60 dặm/giờ, lao vào Bức tường Đại Tây Dương và tạo ra một lỗ thủng có kích cỡ bằng 1 chiếc xe tăng. Panjandrum di chuyển bằng 70 rocket nhiên liệu rắn xung quanh vành của mỗi bánh xe.
Panjandrum hoàn toàn tự hành, vì vậy dễ dự đoán thảm họa xảy ra nếu chỉ một rocket gặp phải sự cố hoặc đơn giản là cung cấp ít năng lượng hơn những chiếc khác. Nó còn bị ảnh hưởng rất lớn khi gặp phải một bờ biển có độ dốc không phù hợp hay những tảng đá chắn đường đi. Các thí nghiệm đã cho thấy câu trả lời: Bánh xe đã lăn chệch hướng, bị lật, nghiêng, các rocket bị rời ra, văng tung tóe trên bãi biển và cuối cùng nổ tan tành.
2. Máy bay ném bom HEINKEL He 177 GREIF
-
Adolf Hitler đã không quá lời khi so sánh máy bay ném bom tầm xa hạng nặng He-177 với Panther - loại xe tăng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về máy móc khi đó.
-
Các vấn đề của Heinkel đã cản trở nó trong vòng 4 năm trước khi có công bố chính thức rằng nó không phù hợp để sản xuất. Cộng thêm lý do Không quân Đức cũng không có nhu cầu trang bị máy bay ném bom tầm xa sử dụng động cơ Luftwaffe nên máy bay ném bom hạng nặng duy nhất của Đức Quốc xã đã trở thành thất bại thảm hại nhất của ngành công nghệp hàng không. Các nhà máy đã sản xuất hơn 1.100 chiếc He-177 và toàn bộ số đó là một sự lãng phí lớn về tiền bạc và vật chất.
-
Mọi lỗi lầm được quy cho Ernst Udet, một phi công ném bom xuất sắc của Đức trong Thế chiến I. Junkers Ju 87 Stuka là máy bay yêu thích của Udet khi thực thi nhiệm vụ đó và ông cũng muốn các máy bay He-177 được sản xuất cho nhiệm vụ ném bom bổ nhào. Không may, để kéo góc bổ nhào 60 độ trên một chiếc máy bay trang bị động cơ 3 tấn mỗi cánh đòi hỏi yêu cầu về kết cấu rất cao. Do gặp nhiều hạn chế về kỹ thuật nên không ngạc nhiên sau đó nhiều máy bay He-177 đã gặp nạn trong khi bay. Chúng gặp phải vấn đề về kiểm soát nguồn điện, rò rỉ nhiên liệu và độ bền của vật liệu chế tạo không chịu được sức nóng sinh ra từ động cơ.
3. Chó chống tăng của Liên Xô và bom dơi của Mỹ
-
Ý tưởng đeo thuốc nổ vào người một chú chó và dạy cho nó chạy đến bên dưới gầm xe tăng Đức rồi kích nổ là hành động vô nhân đạo. Trong Thế chiến II, Liên Xô phát triển một loại "mìn chó" dùng để phá gầm xe tăng. Vấn đề là Liên Xô sử dụng xe tăng T-34 của mình để đào tạo những chú chó này, dạy nó cách tìm kiếm và xử lý dưới gầm xe tăng. T-34 dùng động cơ diesel và có mùi hôi của dầu hỏa. Tuy nhiên xe tăng Đức lại chạy nhiên liệu xăng và có mùi rất khác. Giữa tiếng ồn và sự hỗn loạn của chiến trường, những con chó thường đánh hơi ra và chạy lại bên chiếc xe tăng của Liên Xô đã quen mùi như đã được dự đoán trước. Những con chó cũng không dám chạy bên dưới những xe tăng đang di chuyển và thường sợ hãi bởi tiếng súng của lính Đức, chúng ngoan ngoãn chạy trở lại hố ẩn nấp rồi nằm im chờ mìn nổ.
-
Một vũ khí kỳ lạ khác dựa trên động vật mà có vẻ như là một ý tưởng tốt vào thời điểm đó là "bom dơi" được Mỹ đã phát triển để sử dụng chống lại Nhật Bản. Mỗi quả bom là một chiếc hộp kim loại đục lỗ chứa bên trong 1.000 con dơi mang theo bom napal nhỏ với ngòi nổ chậm. Sau khi thả, chiếc hộp được giảm tốc bằng dù và sẽ mở khi gần chạm đất. Những con dơi sẽ tỏa ra, tìm nơi làm tổ dưới mái hiên làm bằng giấy và gỗ của những ngôi nhà Nhật Bản. Những quả bom dơi chưa từng được sử dụng để chống lại người Nhật nhưng chúng đã gây nên một đám cháy lớn trên mặt đất trong quá tình thử nghiệm tại sân bay quân sự Carlsbad bang New Mexico.
-
4. Súng trường tấn công M-16A1
-
Phiên bản hiện đại hóa M-16A4 có lẽ là loại súng trường tấn công nguy hiểm và chính xác nhất được sản xuất từ trước đến nay. Nhưng trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, những người lính thủy đánh bộ Mỹ phải đối mặt với thương vong gây ra do sai sót của phiên bản M-16 đời đầu. Những người bảo vệ M-16 cho rằng “Đó không phải vấn đề của khẩu súng mà là vấn đề của đạn dược” nhưng điều đó chẳng khác nào nói rằng “Đó là 1 chiếc máy bay tốt nhưng động cơ thường xuyên gặp trục trặc sau mỗi 10 chuyến bay”.
-
Bản thân súng M-16 đã có lỗi. Nó được thiết kế để sử dụng loại đạn với thuốc phóng ép gồm các hạt hình trụ nhưng như một động thái tiết kiệm chi phí, Army Corps Ordnance tạo ra một sự thay đổi khi sử dụng hạt nhiên liệu hình cầu bao gồm một phụ gia cacbonat canxi, điều này nhằm cho phép quân đội tái chế thuốc phóng từ súng đạn và pháo đạn lỗi thời nhưng lại làm cho chất lượng thuốc phóng của đạn M-16 xấu đi. Điều tai hại là Ordnance đã không kiểm tra lại súng trường sau khi thay đổi loại thuốc phóng khiến quân đội trên thực địa đã trở thành những vật thí nghiệm không may.
M-16 được coi là 1 khẩu súng trường tấn công “Tự làm sạch” nhưng không may muội thuốc phóng và bụi bẩn lọt vào đã làm súng thường xuyên bị kẹt đạn. Cách duy nhất để khắc phục là tháo rời khẩu súng ra để loại bỏ đạn kẹt bên trong. Nhiều binh sĩ được tìm thấy đã chết sau những cuộc đấu súng, vũ khí của họ nằm cạnh trong trạng thái bị tháo rời.
Phiên bản đời đầu của súng M-16 cũng bị thiếu một lớp mạ Crom cho buồng đạn làm nó dễ bị ăn mòn trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, loa che lửa kiểu ngạnh của súng thường bị mắc vào cây rừng gây nhiều bất tiện. Những khuyết điểm trên khiến khẩu súng không được các binh sĩ tin dùng.
-
5. Pháo 2 nòng Gilleland
-
Khái niệm này có từ năm 1642 khi nhà sản xuất súng Antonio Petrini chế tạo khẩu pháo đầu tiên có khả năng bắn đồng thời 2 viên đạn từ nòng pháo đặt cạnh nhau, được liên kết thông qua 1 sợi dây xích nhằm mục đích như 1 lưỡi hái tử thần giáng xuống đầu binh lính kẻ thù đang đứng trong đội hình. Tuy nhiên, để bắn đi 2 viên đạn đồng thời, khẩu pháo đòi hỏi thuốc phóng phải được đốt cháy cùng 1 lúc, điều này trong thực tế hiếm khi xảy ra.
-
Năm 1862, nha sĩ Georgia và thợ máy John Gilleland quyên góp tiền từ người Liên minh miền Nam để chế tạo một khẩu pháo đúc liền khối gồm 2 nòng đặt cạnh nhau có khả năng bắn đồng thời. Trong các thử nghiệm, đạn pháo Gilleland đã chứng tỏ độ chính xác kinh hoàng khi hạ gục những thân cây, xé toang một cánh đồng ngô, rơi xuống một ống khói và giết chết một con bò. Không có bất cứ đối tượng nào ở trên là mục tiêu dự định của khẩu pháo.
-
(Còn tiếp)
-
Số thứ tự trong bài viết không mang ý nghĩa xếp hạng.
-