Siêu tiêm kích F-35B cất cánh thẳng đứng

Sơn Tùng |

(Soha.vn) - Tiêm kích đa năng F-35B đã có thể cất cánh thẳng đứng trong cuộc thử nghiệm được tiến hành ngày 10/5, tờ Flight Global đưa tin.

Đây là lần đầu tiên tiêm kích F-35B của hãng Lockheed Martin thực hiện thành công thao tác cất cánh thẳng đứng. Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại căn cứ không quân hải quân Patuxent River, bang Maryland (Mỹ).

Cuộc thử nghiệm nằm trong khuôn khổ chương trình của cục phòng vệ Mỹ với chủ đích tạo ra một hệ thống máy bay tấn công phòng vệ thế hệ mới cho không quân, thuỷ quân, lục quân và các nước đồng minh của Mỹ.

Tiêm kích F-35B
Tiêm kích F-35B

Phiên bản F-35B với khả năng cất cánh và hạ cánh trên đường bay ngắn khác nhau của Thủy quân lục chiến Mỹ đã được yêu cầu thực hiện cất cánh theo phương thẳng đứng ngay từ khi bắt đầu chương trình. Tuy nhiên, khả năng này không được nhấn mạnh bởi nếu như vậy, F-35B không thể mang một trọng tải nhất định cấp chiến thuật.

Trên thực tế, F-35B đã thực hiện lần cất cánh thẳng đứng thành công vào năm 2001. Tuy nhiên, khi đó mới chỉ là một mẫu thử nghiệm có tên X-35B.

Tiêm kích tàng hình F-35 được phát triển từ mẫu thử nghiệm công nghệ X-35 dành cho nhiệm vụ: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, chiến đấu chiếm ưu thế trên không.

F-35 được phát triển với 3 biến thể chính, chủ yếu là phù hợp với phương án cất hạ cánh trên đường băng thường, hay trên hạm tàu. Biến thể cất hạ cánh thông thường F-35A dự kiến trang bị Không quân Mỹ và các nước khác trên thế giới. Đây được xem là biến thể nhỏ nhất, nhẹ nhất, rẻ nhất.

Biến thể cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng F-35B là thành viên dành được nhiều sự quan tâm nhất của dòng F-35. Loại này được thiết kế trang bị trên tàu sân bay hạng nhẹ (đường băng ngắn, không có máy phóng), tàu đổ bộ có boong phóng máy bay.

Tiêm kích F-35B hạ cánh thẳng đứng trên boong tàu đổ bộ đa năng Hải quân Mỹ.
Tiêm kích F-35B hạ cánh thẳng đứng trên boong tàu đổ bộ đa năng Hải quân Mỹ.

Thách thức lớn trong thiết kế F-35B chính là loại động cơ cho máy bay. F-35B trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy có phần ổng xả có thể “đổi chiều” (hướng xuống dưới, hoặc hướng ngang đẩy máy bay) và một cánh quạt nâng vận hành bằng trục tiên tiến.

Loại động cơ này cho phép chiếc F-35B cất cánh ngắn trên boong tàu không cần máy phóng thủy lực. Đặc biệt nó có thể hạ cánh thẳng đứng trên tàu như trực thăng.

Nhưng cũng chính vì công nghệ động cơ tối tân này mà góp phần làm tăng giá bán, giúp nó trở thành biến thể đắt nhất dòng F-35, 150 triệu USD/chiếc.

Biến thể F-35C được thiết kế hoạt động trên tàu sân bay truyền thống với cánh có thể gấp lại, diện tích các cánh điều khiển lớn hơn nhằm giúp điều khiển dễ dàng ở tốc độ thấp, và hệ thống hạ cánh chắc chắn hơn để chịu tải trọng khi hạ cánh.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại