Pháp muốn đua tên lửa siêu vượt âm với Mỹ, Nga, Trung Quốc

Tuân Việt |

Pháp đang đứng giữa 2 lựa chọn cho loại tên lửa hạt nhân phóng từ trên không thế hệ mới: Tàng hình hay siêu vượt âm?

Defense News dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cho hay, Pháp đã tiến hành các nghiên cứu để phát triển một loại tên lửa hạt nhân phóng từ trên không, nhằm thay thế cho loại tên lửa hiện tại.

Loại tên lửa này sẽ tập trung vào khả năng tàng hình và siêu vượt âm trên các vũ khí hạt nhân thế hệ mới.

Hiện nay, các máy bay của Không quân Pháp - gồm Dassault Mirage 2000N và Rafale F3 tại các căn cứ không quân Gascony, Lafayette - đang được trang bị các tên lửa hạt nhân ASMP-A.

Những hệ thống hàng không này bổ sung cho bốn tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo với đầu đạn hạt nhân để tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân của Quân đội Pháp.

ASMP-A được lắp dưới bụng tiêm kích Rafale F3 của Không quân Pháp.

Tên lửa ASMP-A được lắp dưới bụng tiêm kích Rafale.

"Việc nghiên cứu về các tên lửa sẽ thay thế cho ASMP-A mang tên ASN4G đã bắt đầu.” - Ông Le Drian cho biết.

Theo một đại diện ngành công nghiệp Pháp, ASN4G thuộc loại tên lửa phóng từ trên không thế hệ thứ tư.

Trước đó, hồi tháng 4 năm nay, trước ủy ban quốc phòng của Hạ viện Pháp, Tư lệnh Không quân Pháp Denis Mercier đã tóm lược các nghiên cứu công nghệ tên lửa phóng từ trên không tương lai, trong đó đề cập tới việc lựa chọn giữa 2 phương án: Tàng hình và tốc độ.

Tiêm kích Mirage 2000N với tên lửa hạt nhân  ASMP-A.

Tiêm kích Mirage 2000N với tên lửa hạt nhân ASMP-A.

Theo ông Mercier, một nghiên cứu về tính năng tàng hình và một nghiên cứu khác về tốc độ siêu vượt âm đang được tiến hành. Vũ khí siêu vượt âm sẽ có khả năng đạt tốc độ Mach 7 hoặc 8.

Ông Mercier cho biết cá nhân ông muốn chọn tên lửa siêu vượt âm.

Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đều xét tới công nghệ siêu vượt âm khi họ cân nhắc hiện đại hóa thành tố hạt nhân trên không, một số công tác thử nghiệm đã được tiến hành.” - Tham mưu trưởng Không quân Pháp cho biết.

Về phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân, theo ông Mercier, lựa chọn cần được đưa ra dựa trên cấu trúc và tính năng của tên lửa. Có 2 lựa chọn đang được nghiên cứu là: máy bay chiến đấu và máy bay ném bom thế hệ mới.

Theo ông Mercier, hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc chống lại các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.

"Chính vì vậy, thách thức ở đây là phải lựa chọn được một hệ thống có khả năng thâm nhập vào các hệ thống phòng không sẽ được triển khai trong vòng 20-50 năm tới" - ông Mercier nói.

Việc phát triển các tên lửa sử dụng công nghệ tàng hình hoặc công nghệ tên lửa siêu vượt âm sẽ ảnh hưởng đến thiết kế của các máy bay mang tên lửa trong tương lai.

Ví dụ, nếu các tên lửa được thiết kế với tốc độ có khả năng Mach 7 và có chiều dài khoảng 20m, thì chiếc máy bay mang nó phải có kích thước rất lớn, cỡ chiếc Airbus A400M, chứ không thể là máy bay chiến đấu Rafale.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại