Mỹ - Nhật tập trận chiếm đảo nhằm vào ai?

Tờ Liên hợp buổi sáng Singapore vừa có bài bình luận về cuộc tập trận chung của hai nước Mỹ và Nhật Bản với tựa đề Mỹ - Nhật tập trận để làm gì?

Mỹ - Nhật tập trận chiếm đảo nhằm vào ai?
Chưa từng có trong lịch sử

Từ ngày 11 đến ngày 28-6, lực lượng hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ tổ chức cuộc tập trận tác chiến tấn công trên bộ và trên biển kéo dài 18 ngày có tên gọi “Tia chớp bình minh” tại căn cứ Thủy quân lục chiến Pendleton ở San Diego và đảo San Clemente của Mỹ. Nhiều quốc gia đã tham gia cuộc tập trận này, trong đó có Nhật Bản, Canada, New Zealand...

Trong bối cảnh những tranh chấp về chủ quyền biển đảo tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản không ngừng leo thang như hiện nay, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cử đã cử trên 1.000 binh sĩ thuộc lực lượng phòng vệ trên bộ, trên biển và trên không tham gia vào cuộc tập trận này. Và “màn” quan trọng nhất mà quân đội hai nước diễn tập là tái chiếm một hòn đảo.

Tàu đổ bộ đệm khí trong cuộc tập trận Mỹ-Nhật tại California vừa qua
Tàu đổ bộ đệm khí trong cuộc tập trận Mỹ-Nhật tại California vừa qua.
Lính thủy đánh bộ trong cuộc tập trận Mỹ-Nhật
Lính thủy đánh bộ trong cuộc tập trận Mỹ-Nhật.
Binh sĩ Nhật tham gia cuộc tập trận
Binh sĩ Nhật tham gia cuộc tập trận.

Theo báo chí Mỹ, quy mô và nội dung của tập trận này lớn chưa từng có trong lịch sử. Điều nà cho thấy Mỹ sẽ hợp tác với các nước đồng minh chặt chẽ hơn so với trước đây để đối phó với sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc trong vài năm tới.

Nếu nghĩ sâu hơn sẽ thấy, Mỹ dùng hành động rõ ràng để gửi thông điệp tới Bắc Kinh rằng, trong một tương lai có thể dự đoán, Mỹ sẽ cùng với các nước đồng minh châu Á tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nói một cách cụ thể hơn là thời gian tới lực lượng hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ sẽ tiếp tục dịch chuyển trọng tâm sang khu vực này, và trong các hành động tác chiến và uy hiếp quân sự, điểm then chốt để gặt hái thành công là xây dựng mối quan hệ hợp tác vững chắc hơn với các nước đồng minh.

Quan chức Mỹ và Nhật Bản cho biết, mục đích của tập trận chung giữa hai nước lần này là nâng cao khả năng đối phó với thiên tai của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Nhưng trong mắt các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc, trong thời điểm hai nước Trung – Nhật đang xảy ra tranh cãi lớn về chủ quyền đảo Điếu Ngư/Senkaku, mục đích tập trận chung của hai nước Mỹ, Nhật là Mỹ dùng hành động thực tế để giúp quân đội Nhật Bản nâng cao khả năng tái chiếm và kiểm soát đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Cuộc tập trận mà Nhật Bản tham gia gồm đơn vị tác chiến hải quân, quân đội mặt đất và máy bay trực thăng, hơn 1.000 binh lính được trang bị 3 chiếc tàu chiến và 4 chiếc máy bay trực thăng vũ trang, mục đích là tăng cường khả năng tác chiến tấn công dưới nước và trên bộ của quân đội Nhật Bản. Lần này, Nhật Bản điều động lực lượng hết sức tinh nhuệ, bao gồm tàu hộ vệ Hyug, tàu khu trục Atago được trang bị hệ thông tên lửa đánh chặn Aegis...

Lần này Lực lượng tự vệ Nhật Bản vượt trùng dương bằng tàu chiến đến Tây bán cầu để tham gia cuộc tập trận chung có ý nghĩa thực chiến quan trọng, nội dung tập trận mà quân đội Nhật Bản tham gia rất cụ thể, nhằm rõ vào mục đích “tái chiếm đảo”. Đây là hành động chưa từng có của lực lượng này kể từ khi thành lập cho đến nay.

'Nhật đã trở lại vũ đài'

Tờ Liên hiệp Buổi sáng bình luận, trong bối cảnh cả xã hội Nhật Bản đang có khuynh hướng khuynh hữu như hiện nay, chính quyền thủ tướng Shinzo Abe liên tiếp đưa ra chủ trương thay đổi hiến pháp, tăng cường sức mạnh quân sự, phía Washington vẫn ủng hộ ngầm.

Một số nhà quan sát Trung Quốc cho rằng, lần này Nhật Bản cử một lực lượng xuyên binh chủng sang phía Tây bán cầu là một phần nội dung trong hành loạt biện pháp mà chính quyền thủ tướng Shinzo Abe áp dụng để thực hiện chính sách tăng cường quân sự. Đây là một xu thế không lành. Điều này cho thấy nếu thời cơ chín muồi, thời gian tới, khả năng tấn công ra ngoài biên giới và cơ hội sử dụng vũ lực của Nhật Bản sẽ tăng mạnh.

Điều rất đáng chú ý là trong cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Nhật Bản lần này, lần đầu tiên máy bay vận tải trực thăng đa chức năng V-22 “Chim ưng biển” của Mỹ huấn luyện cất cánh và hạ cánh trên tàu hộ vệ Hyuga của Nhật Bản. Tàu hộ vệ Hyuga là tàu chiến có lượng choán nước lớn nhất của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản, bề ngoài rất giống mẫu hạm, có thể cho nhiều máy bay trực thăng hạ cánh, cất cánh nên được coi là chuẩn mẫu hạm.

Mỹ - Nhật tập trận chiếm đảo nhằm vào ai?
 
'Chim ưng biển' V22 Mỹ hạ cánh xuống chiên hạm Hiuga của Nhật
'Chim ưng biển' V22 Mỹ hạ cánh xuống chiên hạm Hyuga của Nhật.

Trong ngày 14-6- máy bay V-22 “Chim ưng biển” cất cánh và hạ cánh trên tàu Hyuga, tư lệnh chỉ huy của Nhật Bản đã trả lời phỏng vấn báo chí và nhấn mạnh rằng: “Hôm nay máy bay V-22 huấn luyện cất cánh và hạ cánh trên tàu Hyuga là để kiểm tra có thể sử dụng loại máy bay này trên tàu chiến của Lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản hay không”.

Qua đó có thể thấy, chắc chắn trong thời gian tới, Lực lượng tự vệ Nhật Bản sẽ mua máy bay vận tải trực thăng V-22 của Mỹ, sau đó sẽ nâng cao năng lực tác chiến cho lực lượng này ở vùng biển ngoài khơi.

Là loại máy bay trực thăng mới nhất của Mỹ, V-22 có khả năng cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng, đồng thời cũng có những ưu điểm như tốc độ nhanh, hành trình bay xa và tốn ít nhiên liệu. So với máy bay trực thăng tiên tiến nhất, V-22 vẫn có thể mạnh về tốc độ. Bán kính tác chiến không cần tiếp nhiên liệu của V-22 lên tới 375 km, trong khi bán kính tác chiến của máy bay trực thăng bình thường chưa đầy 180 km. Khi thực hiện nhiệm vụ đột kích trên bộ và trên biển, nó có thể chở lực lượng binh lính hoặc tiếp tế quân nhu một cách nhanh chóng đến khu vực quân địch.

Tuy nhiên, độ an toàn của V-22 lại là một vấn đề lớn. Năm 1989, V-22 có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, nhưng mãi đến năm 2007, 2009 mới trang bị cho lực lượng thủy quân lục chiến và không quân Mỹ, đến nay đã có 30 người thiệt mạng vì sự cố do V-22 gây ra. Do đó, người dân Nhật Bản đã nhiều lần tụ tập biểu tình ở căn cứ quân sự Iwakuni và Futenma – nơi đóng quân của quân đội Mỹ và cũng là khu vực máy bay V-22 đậu .

Một vấn đề được đặt ra là, lần này cuộc tập trận giữa Mỹ bao gồm nội dung “tái chiếm đảo” và Mỹ có thể sẽ bán máy bay V-22 cho Nhật Bản có đồng nghĩa với việc, trong cuộc tranh chấp trên đảo Điếu Ngư/Senkaku, giữa Mỹ và Nhật Bản đã có sự gắn kết chặt chẽ hơn?

Liên hợp Buổi sáng cho rằng, trong cuộc hội đàm với tổng thống Omaba khi sang thăm Mỹ, thủ tướng Shinzo Abe nói, “lòng tin mà mối gắn kết” đồng minh giữa Mỹ và Nhật Bản đã được khôi phục hoàn toàn, đồng thời nhấn mạnh “Nhật Bản đã quay lại”. Còn tổng thống Obama thì chỉ ra rằng: “Nhật Bản là nước đồng minh mật thiết nhất của Mỹ. Quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật là nền tảng trung tâm của khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, nhưng lại né tránh cuộc tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku nhạy cảm và quay sang nói rằng: “Lĩnh vực hợp tác quan trọng nhất giữa hai bên là kinh tế”.

Chính sách ngoại giao của chính quyền ông Shinzo Abe đã phản ánh xu hướng khuynh hữu của cả xã hội Nhật Bản. Nếu ông Shinzo Abe đơn phương chủ động đưa ra yêu cầu liên kết với Mỹ để kiềm chế Trung Quốc thì điều này đã vượt quá mức độ mà Mỹ yêu cầu Nhật Bản cần phối hợp kể từ khi Mỹ tuyên bố trở lại châu Á, chắc chắn sẽ không được Mỹ chấp nhận, do đó sẽ không thể lâu dài.

Liên hợp Buổi sáng kết luận, hiện nay Mỹ vẫn chưa xóa bỏ được hết di chứng của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế chưa phục hồi. Do vấp phải những khó khăn về tài chính, kể từ tháng 3-2013, Mỹ đã buộc phải cắt giảm ngân sách, điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu cho quốc phòng. Mỹ coi quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là “mấy tảng đá lớn” và không muốn vì “mấy tảng đá lớn” của nước ngoài mà bị cuốn vào cuộc đối đầu thậm chí xung đột với Trung Quốc.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại