Mỹ hưởng "thành quả" từ chiến dịch ca ngợi Trung Quốc

Chúc Sơn |

Do tên lửa X-51A không như kỳ vọng, Lầu Năm Góc đã quyết định chi thêm 20 triệu USD để phát triển loại tên lửa siêu thanh tầm trung thế hệ mới.

Kẻ đóng thế cực khủng

Tờ The Hill (Mỹ) dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho biết, cơ quan này đã quyết định chi thêm 20 triệu USD để phát triển một loại tên lửa siêu thanh tầm trung thế hệ mới, loại tên lửa này có khả năng hoạt động ngoài tầng khí quyển và đạt tốc độ Mach 5 - 10.

Theo nguồn tin này, Dự án phát triển tên lửa mang tên Tactical Boost Glide (TBG) sẽ do hãng Raytheon phát triển.

Theo những thông tin ban đầu, TBG sẽ là loại tên lửa phi hạt nhân có độ chính xác cao và rất cơ động, mang đầu đạn nổ thông thường, hoạt động hiệu quả trong phạm vi 1.500 km.

Khi tên lửa bay tới độ cao 20 km sẽ đạt tốc độ 6 - 12.000 km/h và sẽ tiếp tục bay cao lên đến độ cao 60 km, sau đó trở lại bầu khí quyển trước khi tiếp cận tấn công mục tiêu.

My huong thanh qua tu chien dich ca ngoi Trung Quoc
Tên lửa X-51A trên máy bay B-52 chuẩn bị khai hỏa.

Dự kiến, tên lửa sẽ được chế tạo khả năng tự điều chỉnh quỹ đạo bay của nó trong trường hợp nhằm vào các mục tiêu di động.

The Hill bình luận thêm: "Loại tên lửa siêu thanh này khó bị các hệ thống phòng không đối phương đánh chặn vì có tốc độ và tầm bay cao".

Hiện nay, Raytheon đã ký kết hợp đồng với Cơ quan nghiên cứu phát triển dự án quốc phòng triển vọng (DARPA), thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ phát triển loại tên lửa này.

Hiện tại, các kỹ sư phát triển sẽ tập trung vào việc khắc phục những khó khăn liên quan đến phát triển các hệ thống dẫn hướng của tên lửa để có thể kiểm soát các tên lửa khi bay ở tốc độ siêu thanh.

Theo kế hoạch ban đầu, loại tên lửa siêu thanh thế hệ mới này sẽ bắt đầu được thử nghiệm trong khoảng thời gian từ 2 - 4 năm nữa.

Việc Mỹ quyết định phát triển tên lửa siêu thanh thế hệ mới được cho rằng liên quan đến chương trình “Tấn công chớp nhoáng toàn cầu” (PGS) của Mỹ.

Nhiệm vụ của PGS là cho phép quân đội Mỹ tiến hành các cuộc tấn công chuẩn xác vào bất kỳ khu vực nào trên thế giới chỉ trong vòng 1 giờ.

Để thực hiện chương trình này, Mỹ đã bắt đầu phát triển và tiến hành một loạt các thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh Boeing X-51A, song loại tên lửa này không thể hoạt động hiệu quả bên ngoài lớp khí quyển trong những lần thử nghiệm.

Tên lửa Wu-14 chỉ là cái cớ

Cơ quan báo chí của Lầu Năm Góc cho biết, việc Mỹ phát triển tên lửa siêu thanh mới ngoài mục đích phục vụ cho chương trình "tấn công chớp nhoáng" còn để đối phó với với tên lửa Wu-14 của Trung Quốc.

Theo nhận định của một số chuyên gia quân sự, Wu-14 là loại vũ khí có thể làm thay đổi cục diện vì nó có thể bắn trúng mục tiêu trước khi các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có trên thế giới kịp phản ứng.

My huong thanh qua tu chien dich ca ngoi Trung Quoc

Tên lửa Wu-14 của Trung Quốc.

Một số nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa, bao gồm Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ Howard "Buck" McKeon, Randy Forbes và Mike Rogers, đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về vụ thử nghiệm nói trên và cảnh báo rằng quân đội Mỹ đang tụt lại sau Trung Quốc.

“Trong khi lợi thế về mặt công nghệ của Mỹ bị ảnh hưởng bởi hàng loạt cắt giảm ngân sách quốc phòng, Trung Quốc và những quốc gia đối thủ cạnh tranh khác đã tiến gần ngang hàng với Mỹ.

Và trong một số trường hợp, chẳng hạn như trường hợp này, họ dường như đã vượt chúng ta”, AP dẫn lời 3 nghị sĩ này nói trong một tuyên bố chung.

Đại tá Jeff Pool thuộc lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ cho hay: “Chúng tôi có biết về các báo cáo đề cập các cuộc thử nghiệm của Trung Quốc và đang cân nhắc.

Hàng ngày quân đội Mỹ vẫn giám sát được các hoạt động quân sự của nước ngoài. Tuy nhiên, chúng tôi không bình luận về hoạt động tình báo cũng như đưa ra các đánh giá về các hệ thống vũ khí của nước ngoài”.

Lora Saalman - một chuyên gia chính sách hạt nhân của trung tâm Carnegie Endowment for International Peace cho biết cuộc thử nghiệm Wu-14 tiếp theo của Trung Quốc là tín hiệu cho thấy khuynh hướng của hoạt động quân sự hóa trong tương lai gần.

“Việc Trung Quốc liên tiếp thử nghiệm với Wu-14 không chỉ báo hiệu rằng đây là một chương trình tham vọng được chính quyền Bắc Kinh ưu tiên.

Đây còn là tín hiệu cho thấy mối quan ngại lịch sử của Mỹ về việc Trung Quốc đang cố gắng bứt tốc để chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân đang bị lệnh hướng” - Lora Saalman nói trên mạng Becon.

Trong khi đó tuyên bố của Mark Schneider, cựu chuyên gia chiến lược quân sự của Lầu Năm Góc được tờ Washington Free Beacon trích dẫn cho biết việc Trung Quốc thử nghiệm vũ khí siêu thanh là một mối đe dọa nghiêm trọng không chỉ với Mỹ mà nó còn là mối đe dọa toàn cầu.

Tuy nhiên, theo trang Sputnik, việc giới chức quân sự Mỹ hết lời “ca ngợi” sự nguy hiểm của tên lửa Wu-14 thực chất là một chiến dịch kêu gọi thêm ngân sách cho chương trình phát triển vũ khí mới của Lầu Năm Góc khi ngân sách dành cho quốc phòng bị thu hẹp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại