Mỹ có cần lo sợ tăng Armata "chỉ mang tính trình diễn" của Nga?

Đặng Lê |

Theo GS Gvosdev, dù bị phương Tây cho là "chỉ mang tính chất trình diễn, truyền thông" nhưng tăng Armata vẫn tạo ra mối đe dọa nhất định với Mỹ. Nó mang thông điệp sâu xa của Nga.

Tạp chí National Interest (Mỹ) đăng tải bài viết của Giáo sư nghiên cứu về an ninh quốc gia Nikolas Gvosdev cho rằng Mỹ nên lo sợ xe tăng Armata của Nga.

Dưới đây là nội dung bài viết:

2 kiểu phản ứng của phương Tây trước Armata

T-14 Armata là chiếc xe tăng đầu tiên do Nga sản xuất hoàn toàn sau thời Liên Xô. Sau khi chiếc xe tăng chủ lực xuất hiện thoáng qua trước công chúng trong đợt tập dượt kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến II, phương Tây có hai kiểu phản ứng chung.

Kiểu thứ nhất thì coi những lời quảng bá về T-14 như: tốc độ cao, khả năng thao diễn, hỏa lực và khả năng sống sót tước bất kỳ thứ gì mà quân đội phương Tây sản xuất ra… về bản chất cũng tựa như chiến hạm Potemkin của Nga trước đây.

Nói cách khác, mẫu hình mới này xuất hiện trong lễ duyệt binh kỷ niệm ngày Chiến thắng hôm 9/5 chỉ mang tính trình diễn và truyền thông, nhưng thực sự khó phát huy được nhiều trên thực địa.

Phương Tây cho rằng xe tăng Armata khó phát huy được nhiều trên thực địa.

Phương Tây cho rằng xe tăng Armata khó phát huy được nhiều trên thực địa.

Kiểu phản ứng thứ hai thì đầy nghi hoặc, rằng một quốc gia hiện đang chịu sức ép trừng phạt từ phương Tây và nền kinh tế đang bước vào suy thoái hẳn phải dồn hết mọi nguồn lực quốc gia để lắp ráp nên một chiếc xe tăng chiến đấu thế hệ kế tiếp.

Thực tế, nếu Tổng thống Vladimir Putin tiếp tục kiên trì với kế hoạch tăng cường quân đội trong các điều kiện kinh tế khác xa, thì liệu ông có nguy cơ lặp lại sai lầm cơ bản dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô – khi mà quốc phòng ngày càng "ăn" thâm vào tổng sản phẩm quốc nội?

Tuy vậy, vẫn còn một lý do khác rất thuyết phục để đầu tư vào các tiềm lực nghiên cứu, thiết kế của tổ hợp công nghiệp – quân sự tại Nga và làm nổi bật các kết quả đạt được.

Đó là nỗ lực của Moscow để đảm bảo vị thế là người mang lại các lựa chọn cho rất nhiều nước trên thế giới đang tìm cách củng cố tiềm lực quốc phòng.

(Ngay cả khi các kế hoạch như vậy có thể khiến Washington không chấp thuận, dù rất nhiều khách hàng tốt của Nga trên thực tế là những nhà nước dân chủ).

Rất nhiều cường quốc đang trỗi dậy và hàng loạt những cường quốc tầm trung có thể hoàn toàn vui vẻ để cho Moscow đảm nhiệm vai trò này.

Tổ hợp của Nga hậu Liên Xô phần lớn là chi phí chìm, được Liên Xô chi tiền từ nhiều thập kỷ trước. Toàn bộ mạng lưới văn phòng thiết kế, nhà máy, công xưởng và các bãi thử nghiệm đều được thừa hưởng.

Thậm chí với các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ, họ vẫn tính toán về mặt kinh tế khi hướng tới các hãng sản xuất của Nga thay vì cố gắng bắt tay xây dựng ngành công nghiệp hoàn chỉnh từ vô số những ngành công nghiệp quốc phòng then chốt.

Do đó, điều này cho phép họ nhanh chóng "nhảy cóc" qua các giai đoạn phát triển và tránh hao tổn nguồn lực của mình để sao chép y chang tổ hợp quân sự - công nghiệp của Nga ngay tức khắc.

(Qua việc chuyển giao công nghệ, cho thuê hoặc đảo ngược toàn bộ kỹ thuật, các cường quốc đang trỗi dậy có thể dần dần gây dựng một phiên bản công nghiệp quốc phòng mang tính bản địa hơn).

Với nước Nga hậu Liên Xô, việc tái sinh các ngành quốc phòng thật sự có ý nghĩa.

Vài năm trước, ông Putin đã xếp ngành xuất khẩu vũ khí cùng với dầu lửa, khí tự nhiên và năng lượng nguyên tử là một trong những thế mạnh mang tính cạnh tranh của Nga trên thị trường quốc tế.

Hồi những năm 1990, hy vọng ban đầu về việc tổ hợp quốc phòng đại trà của Liên Xô có thể được trang bị lại nhờ việc sản xuất máy hút bụi và đầu ghi hình đã bị dập tắt.

Một phần bởi vì Nga (và những nước thừa hưởng tổ từ Liên Xô tổ hợp công nghiệp quân sự như Ukraine) không thể cạnh tranh nổi về mặt chi phí nhân công cũng như đảm bảo chất lượng tương đương sản phẩm xuất khẩu của các "con hổ châu Á".

Do đó, phần lớn chiến lược tái công nghiệp hóa tại Nga là nhằm hồi sinh công nghiệp quốc phòng và tận dụng thế mạnh từ nhu cầu ngày càng tăng đối với các hệ thống vũ khí tinh vi trong một thế giới đơn cực.

GIÁO SƯ
NIKOLAS GVOSDEV
 Đối với việc tiêu thụ trong nước, thông điệp mà Armata mang theo sẽ là một lần nữa, Nga lại sở hữu vũ khí có thể sánh ngang với những gì tốt nhất hiện có trong kho vũ khí của phương Tây. Và rằng người Nga cần chuẩn bị hy sinh thêm trong những năm tới để quân đội của họ có thêm nhiều vũ khí tốt. Nhưng đó cũng là tín hiệu phát đi tới rất nhiều khách hàng trên khắp thế giới rằng tổ hợp quốc phòng của Nga có thể sản xuất nên vũ khí có tầm cỡ.

Vũ khí Nga kiềm chế Mỹ "tự do hành động"

Thiết bị do Nga sản xuất vẫn được coi là "đủ tốt".

Hầu hết các quốc gia trên thế giới – đặc biệt là những nước có mâu thuẫn với Washington – đều hiểu rõ rằng chẳng có quốc gia nào khác (cũng có thể ngoại trừ Trung Quốc) nghĩ tới việc cản chân Mỹ một khi họ quyết thắng thế trong một cuộc xung đột thông thường.

Tuy nhiên, họ cũng biết rằng kể từ sau Chiến tranh Lạnh, chẳng còn mối đe dọa nào tới sự tồn vong của nước Mỹ khiến người dân Mỹ tự nguyện chấp nhận thương vong và hy sinh với cái giá đắt.

Mỹ tiếp tục tìm kiếm các phương án với chi phí thấp, không thương vong khi họ tính toán việc can thiệp – và thường không đơn giản chỉ muốn ưu thế vượt trội mà còn phải hoàn toàn thống trị, trên hàng loạt các cuộc xung đột.

Còn đối với các nhà nước tìm cách kiềm chế hay ngăn cản Mỹ, quân đội của họ không nhất thiết phải đánh bại Mỹ, mà họ có thể chống lại việc Mỹ thâm nhập và gây nên thiệt hại nặng nề xét về khía cạnh thương vong cho người và hư hại về thiết bị vũ trang.

Tất nhiên, ngành công nghiệp vũ khí của Nga cũng có rủi ro khi buôn bán với những quốc gia mà sau này họ có thể dùng chính súng của Nga để chống lại Nga.

Nhưng trước mắt thì tính toán về chiến lược là hầu hết các quốc gia đều tìm các cách để giới hạn và kiềm chế việc Mỹ tự do hành động.

Nên coi việc ngày càng nhiều quốc gia sở hữu những loại vũ khí như cách để gây khó khăn cho Mỹ là mối đe dọa lâu dài, đặc biệt là những hệ thống mà Washington không muốn bán.

Thông điệp của Nga

Khi chiếc T-14 lăn bánh trên Quảng trường Đỏ trong ngày Chiến thắng, hẳn nhiên sẽ có nhiều khán giả quan tâm.

Đối với việc tiêu thụ trong nước, thông điệp này sẽ là một lần nữa, Nga lại sở hữu vũ khí có thể sánh ngang với những gì tốt nhất hiện có trong kho vũ khí của phương Tây.

Và rằng người Nga cần chuẩn bị hy sinh thêm trong những năm tới để quân đội của họ có thêm nhiều vũ khí tốt.

Xe tăng Armata mang thông điệp của Nga

Xe tăng Armata mang thông điệp của Nga

Nhưng đó cũng là tín hiệu phát đi tới rất nhiều khách hàng trên khắp thế giới rằng tổ hợp quốc phòng của Nga có thể sản xuất nên vũ khí có tầm cỡ.

Nếu Nga có nhiều khách mua hàng, điều này giúp họ đủ tài chính chi trả cho việc củng cố quân đội và mang lại "mầm ươm" để từ đó các nhà thiết kế của Nga có thể phát triển nên các hệ thống vũ khí kế tiếp.

Ở đây, lời quảng cáo đáng chú ý nhất là Nga có thể tiếp tục sản xuất các hệ thống vũ khí thế hệ kế tiếp – và hy vọng rằng các khách hàng sẽ dõi theo.

*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Giáo sư Nikolas Gvosdev.

>>> Tháp pháo siêu tăng Armata làm từ… bìa các tông???

>>> Tăng Armata gặp sự cố "đáng xấu hổ": Không thể phạt! Phải thưởng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại