Bình luận về phát biểu mới đây của Thống đốc ngân hàng trung ương Iran Valiollah Seif, nhà phân tích độc lập Sitnikov của báo Svobodnaya Pressa tin rằng phần lớn số tiền 30 tỷ USD sẽ được chi để nâng cấp tiềm lực quân sự Iran.
Theo các chuyên gia quân sự phương tây, năng lực của Iran đã bị suy yếu nghiêm trọng trong hơn thập kỷ chịu sự cấm vận của Mỹ và châu Âu.
“Nhận định này được rút ra sau khi lãnh tụ tối cao Ayatollah Khamenei tuyên bố sự khẩn cấp hiện đại hóa năng lực quốc phòng Iran khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ”, nhà phân tích Nga giải thích.
Mẫu xe tăng T-90 của Nga dự kiến sẽ nằm trong "tầm ngắm" mua sắm quân sự của Iran.
Theo thỏa thuận của Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) nằm trong kí kết về chương trình hạt nhân Iran đạt được tháng 7 năm ngoái ở Vienna, Tehran không được phép xây dựng, thử nghiệm hệ thống tên lửa cũng như không được mua các vũ khí tối tân từ nước ngoài.
Tuy nhiên, Sitnikov khẳng định “JCPOA không cấm Iran có quyền được tự vệ chính đáng”.
Cũng theo Sitnikov, các chuyên gia phương Tây nhận định năng lực quân sự của Iran đã bị suy giảm nghiêm trọng khi lệnh cấm vận nhằm vào quốc gia này từ năm 2003.
Theo đánh giá của nhà phân tích quân sự Ben Moses trên tạp chí IHS, năng lực quân sự của Iran “rất yếu”.
“Iran chi 550 triệu USD năm 2015 cho quốc phòng”, Moses tính toán. Tương quan so sánh với Ả Rập Saudi, con số này là 7 tỷ USD. UAE nhập 4 tỷ USD vũ khí và Oman cũng 1 tỷ USD, gấp đôi con số mà Iran chi”.
Theo chuyên gia Moses, số tiền mà Iran chi có thể lên tới 40 tỷ USD. “Chính khách và giới quân sự nước này đang dự chi số tiền khủng 40 tỷ USD cho quân sự”, Sitnikov khẳng định.
Nhà báo Nga dự đoán “nhu cầu hiện đại hóa quân đội có lẽ là lý do chính khiến lãnh tụ tối cao Khamenei đồng ý một thỏa thuận hạt nhân lịch sử”.
Nhà phân tích chính trị nổi tiếng Ả Rập Saudi Jama Khashoggi dự đoán nếu quân đội Tổng thống Syria Assad bị đánh bại, khủng bố IS sẽ tràn sang xâm lược Iran. Và để giải quyết vấn nạn này, cách duy nhất là một đội quân hùng mạnh”.