Trong bối cảnh xung đột giữa hai cường quốc Trung Đông ngày một nóng dần, không chỉ có Saudi Arabia khoe dàn vũ khí khủng nhập ngoại mà Iran cũng đang đưa ra "trình diễn" những khí tài cực độc.
Chúng có thể lật ngược ván bài mà Saudi Arabia chưa lường tới, thông tin vừa được tờ National Interest của Mỹ cập nhật.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran
1. Lực lượng Quds Force
Đây không phải là loại vũ khí bằng kim hoại hay hóa chất nhưng nó lại mạnh hơn vũ khí rất nhiều, đó là biệt kích.
Quds Force trực thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (Iranian Revolutionary Guard Corps, hay IRGC), được thành lập từ những năm 80 ở thế kỷ trước nhằm hỗ trợ các hoạt động của Cách mạng Hồi giáo.
Đây cũng là công cụ hiệu quả nhất mà Tehran hy vọng sẽ phát huy tác dụng, chống lại Saudi Arabia.
Tuy có rất ít thông tin được tiết lộ, qua nguồn tình báo cho thấy, Quds Force hiện có khoảng 15.000 quân, hoạt động bí mật, đã từng làm cho quân đội Mỹ chiếm đóng Iraq nhiều phen bát đảo.
Quds Force
Quds Force được huấn luyện khá bài bản, công phu, từng tham gia huấn luyện quân nổi dậy Shia địa phương và cung cấp vũ khí hiện đại để các tổ chức này chống lại các lực lượng Mỹ.
Họ được cấp cả đầu xuyên nổ định hình (EFP) có thể xuyên thủng cả những chiếc xe tăng Abrams chủ lực được bọc thép kiên cố. Vào giai đoạn cao trào của cuộc chiến tranh Iraq, EFP đã làm cho quân Mỹ khiếp sợ, với trên 1/5 binh lính bị thương vong vì EFP.
Nhiệm vụ chính của Quds Force là loại bỏ bất kỳ hoạt động chống chính phủ nào, tìm kiếm đồng minh của Iran tại hải ngoại, tuyên truyền để xuất khẩu cách mạng, nhất là trong cộng đồng Hồi giáo Shia.
Lực lượng Quds Force có nhiều người có học vấn cao, biết ngoại ngữ và đều xuất thân từ người Hồi giáo, chiếm 1/3 dân số ở Lebanon hình thành tổ chức Hezbollah.
Quds Force hoạt động trên quy mô toàn cầu, thậm chí đã nhắm vào tòa đại sứ Saudi Arabia ở Mỹ và hiện nay, các chiến binh Quds Force cũng đang tham gia tích cực trong cuộc chiến chống IS trên lãnh thổ Iraq và Syria.
Tuy nhiên, hoạt động của Quds Force bị xếp vào dạng khủng bố nên lực lượng này bị cấm ở nhiều nơi, nhất là ở Âu-Mỹ.
2. Tên lửa đạn đạo
Lực lượng không quân của Iran được trang bị chủ yếu là máy bay lỗi thời, nhưng Tehran vẫn có khả năng tấn công mạnh nhờ tên lửa đạn đạo.
Dàn tên lửa Shahab của Iran
Hiện tại, Iran có nhiều vũ khí kiểu này và sẵn sàng đưa vào hoạt động, kể cả tên lửa dùng nhiên liệu lỏng Emad, có tầm hoạt động 1.000 dặm (1.600 km).
Ngoài ra, Iran còn có tên lửa đạn đạo Shahab trong kho, kể cả dòng dòng mới nhất Shahab-4, phạm vi hoạt động trên 2.400 dặm (trên 3.800km).
Phần lớn tên lửa đạn đạo của Iran là tên lửa dùng nhiên liệu rắn, như tên lửa Sejjil hai cấp, được xem là "của độc khó kiếm", có thể giúp quân đội phản ứng nhanh.
Theo một nghiên cứu mang tên Mối nguy tên lửa đạn đạo, do Viện Claremont & George C. Marshall Institute của Mỹ công bố thì Sejil 3 có cấp trúc 3 cấp, tầm bắn tối đa 4.000 km, trọng lượng vật phóng nặng 38.000kg.
3. Tàu chiến cao tốc, tấn công nhanh
Kinh tế Saudi Arabia phụ thuộc chủ yếu vào việc xuất khẩu dầu mỏ, nên Iran có thể "cấm vận" bằng cách đóng cửa eo biển Hormuz hoặc làm gián đoạn giao thông hàng hải tại vùng Vịnh Ba Tư.
Tàu chiến cao tốc, tấn công nhanh của Iran
Đây không phải chuyện thách thức mà Iran đã từng phát động cuộc chiến tranh kiểu này, có tên Cuộc chiến tranh tàu chở dầu (Tanker Wars) hồi thập niên 80 ở thế kỷ trước.
Để thực hiện nhiệm vụ của mình, hải quân IRGC được trang bị các loại tàu cao tốc, vũ khí hiện đại, có khả năng tấn công nhanh. Đội tàu này có thể tiến hành hàng loạt các cuộc tấn công vào mục tiêu cảng hay phương tiện vận tải của Saudi Arabia.
4. Tàu ngầm Midget lớp Ghadir
Tàu ngầm Midget lớp Ghadir của Iran được thiết kế để hoạt động trong vùng biển nước nông Vịnh Ba Tư, có nhiệm vụ chính là tấn công tàu vận chuyển và các trang thiết bị cảng của Saudi Arabia.
Tàu ngầm Midget lớp Ghadir
Cấu trúc tàu Midget lớp Ghadir tương đối nhỏ nên có thể sử dụng để triển khai lực lượng Quds Force khi thâm nhập vào lãnh thổ đối phương. Tàu được trang bị ngư lôi ống 21 inch, đặt mìn để tiêu diệt tàu đối phương.
Đến nay không có nhiều thông tin về loại tàu này. Theo phỏng đoán, tàu có trọng lượng nước rẽ vào khoảng 120 tấn, tốc độ tối đa 11 hải lý (gần 18 km), có khả năng phóng ngư lôi và thực hiện các sứ mệnh quan trọng khác ở vùng duyên hải của Iran.
Giá thành khoảng 20 triệu $/chiếc nên Iran có thể xây dựng các hạm đội tầu ngầm mini với số lượng đáng kể mà không tốn kém nhiều tiền bạc.
5. Tên lửa hành trình Soumar
Iran được cho là đã phát triển thành công một loại tên lửa hành trình tầm xa mới có tên The Soumar với tầm bắn 1.500 dặm (khoảng 2.400 km). Vũ khí này được phát triển dựa trên thiết kế tên lửa Raduga Kh-55 của Nga mà Iran đã cải tiến.
Mặc dù Tehran không thích công nghệ nói trên nhưng vẫn phải dùng động cơ của Nga vì nó chiếm ưu thế, đây chính là lợi thế làm cho Saudi Arabia phải kiềng nể một khi chiến tranh thực sự xảy ra.