Oanh tạc cơ B-2 có thể... bắn rơi Su-35 trong không chiến tầm xa?

Hải Dương |

Ngoài chức năng chính là máy bay ném bom tầm xa, nhiều chuyên gia quân sự đánh giá B-2 hoàn toàn có thể nâng cấp để trở thành một chiếc tiêm kích tàng hình.

Hiện tại, Không quân Mỹ đang tìm nhiều biện pháp để đảm bảo máy bay ném bom thế hệ mới của họ khó bị phát hiện hơn, một trong số đó là trang bị cho oanh tạc cơ tàng hình các loại bom định hướng tầm xa.

Một lựa chọn khác đó là cải tiến để phi cơ có thể tự vệ trước các đợt tấn công, giống như pháo đài bay B-52.

Ông John Stillion, chuyên gia của Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Mỹ (CSBA) cho biết, các loại máy bay ném bom tầm xa cũng có tiềm năng để trở thành một phi cơ chiến đấu khi mang theo vũ khí không đối không và các thiết bị cảm biến.

Đây là một ý tưởng rất thú vị mà Không quân Mỹ đến nay vẫn chưa nhắc đến, vậy liệu một chiếc máy bay ném bom tàng hình như B-2 Spirit có thể chiến thắng trong một trận không chiến trước tiêm kích đối phương?


Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit

Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit

Chắc chắn một điều vị chuyên gia của CSBA cũng như các quan chức Không quân Mỹ chẳng hề có ý định cho B-2 tham gia không chiến quần vòng cự ly ngắn (dogfght).

Với kích thước đồ sộ, thiết kế phản khí động học, phi công phải điều khiển thông qua hệ thống máy tính có tốc độ xử lý cực nhanh, nếu buộc phải đối mặt với tình huống dogfight thì B-2 sẽ dễ dàng bị bắn hạ bởi một chiếc tiêm kích cổ lỗ như MiG-17.

Thậm chí khi chưa lọt vào tầm nhìn và đang vô hình trước radar đối phương thì B-2 vẫn sẽ bị phát hiện bởi hệ thống định vị quang học (OLS - Optical Locator System) từ khoảng cách 10 - 20 km.


B-2 đã từng bị lộ diện trước camera ảnh nhiệt của tiêm kích Eurofighter Typhoon

B-2 đã từng bị lộ diện trước camera ảnh nhiệt của tiêm kích Eurofighter Typhoon

Vậy chức năng nào phù hợp nhất với B-2 nếu nó được hoán cải thành máy bay tiêm kích, đó chỉ có thể là không chiến tầm xa.

Theo một vài nhận định, nếu radar AN/APQ-181 đang lắp đặt trên B-2 được nâng cấp với kênh đối không thì nó sẽ cung cấp năng lực phát hiện chiến đấu cơ đối phương từ cự ly xa hơn rất nhiều khoảng cách máy bay địch nhận ra sự có mặt của B-2.

Trong trường hợp này, với lợi thế thấy trước và bắn trước, B-2 hoàn toàn đủ khả năng tiêu diệt một chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không như Su-30SM hay Su-35S, nhất là khi nó mang theo số lượng nhiều hơn hẳn đạn tên lửa không đối không tầm xa.

Dĩ nhiên đây là kịch bản lý tưởng nhất, trong thực tế sẽ còn phát sinh nhiều tình huống phức tạp hơn. Nhưng ít nhất xét về mặt ý tưởng thì việc biến một chiếc máy bay ném bom tàng hình kiểu B-2 thành phi cơ chiến đấu không phải là điều quá vô lý.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại