Kể từ chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, ba ngày trước lễ Giáng sinh 1964, máy bay trinh sát chiến lược tầm xa SR-71 Blackbird của Mỹ đã đạt nhiều kỷ lục, nhưng đến nay nhiều điều có liên quan về SR-71 vẫn chưa khám phá hết.
Lockheed SR-71 là máy bay trinh sát chiến lược tiên tiến tầm xa, tốc độ Mach 3, được phát triển từ các thế hệ máy Lockheed YF-12A và A-12 bởi Phân ban Skunk Works của tập đoàn Lockheed. SR-71 được mang biệt danh không chính thức là Blackbird, hay Habu snake.
SR-71 ra đời để giúp Không quân Mỹ (UAF) giảm thiểu mặt cắt radar, cho dù tín hiệu radar của nó vẫn có thể phát hiện được bởi các hệ thống radar hiện đại, song không giống máy bay "tàng hình" đàn em.
Ưu thế tự vệ của SR-71 chính là tốc độ và trần bay lớn, một khi phát hiện thấy tên lửa đất đối không của đối phương, cách thoát hiểm đơn giản nhất của SR-71 là tăng tốc.
SR-71 Blackbird đã phục vụ cho UAF từ năm 1964 đến 1998, với 12 trong tổng số 32 máy bay chế tạo bị tổn thất nhưng không một chiếc SR-71 nào bị mất do tấn công bằng tên lửa của đối phương. Dưới đây thêm một số kỷ lục mới về SR-71 vừa được tạp chí thrillist.com của Mỹ cập nhật.
1. Tốc độ kỷ lục chính thức của SR-71?
Vào tháng 7/1976, dòng máy bay Blackbird đã chính thức kỷ niệm tròn 100 năm thiết lập một kỷ lục về tốc độ cao nhất cho dòng máy máy bay phản lực có người lái.
Riêng SR-71 đã đạt tốc độ chính thức 2.193.13 mph (dặm giờ), tương đương 3.600km/h trong gần 4 thập kỷ và chỉ có rất ít phi công của Blackbirds đạt được mức tốc độ hai chiều này. Trong số đó, có phi công Al Joersz chạm ngưỡng tốc độ Mach 3.2.
2. Blackbird đầu tiên được chế tạo bằng titan của Liên Xô
Theo Thrillist, chiếc máy bay Blackbird đầu tiên được chế tạo bằng titan của Liên Xô do CIA đưa lậu vào Mỹ, Liên Xô là quốc gia sản xuất titan có chất lượng tốt nhất thế giới xưa và nay.
Đối với máy bay, titan là vật liệu rất quan trọng, bởi phần lớn vỏ ngoài, bộ phận hạ cánh của của máy bay được sản xuất từ titan.
Về thủ thuật nói trên, thế giới phải phục tài của chú Sam, CIA đã "buôn lậu" được một không lượng titan khổng lồ vào Mỹ, đủ để sản xuất những chiếc Blackbird siêu thanh, nhất là trong giai đoạn Chiến tranh lạnh đang trong giai đoạn đỉnh điểm.
Chuyện bây giờ mới kể nhưng bài học về an ninh vẫn còn nguyên giá trị.
3. Blackbird có nhiều tính năng kỹ thuật vượt trội
Như đã đề cập, SR-71 là một máy bay do thám, nhưng lại do Tiến sĩ Edwin Land chuyên gia nhiếp ảnh cùng các cộng sự của ông nghiên cứu thiết kế.
Đây là máy bay hai chỗ ngồi, dài trên 32 mét, có nghĩa, gấp hai máy bay thông thường, công suất động cơ khỏe như tàu biển. SR-71 cần khoảng 680 mã lực để khởi động, phải dùng đến một cặp động cơ Buick Wildcat V8, mỗi chiếc 340 mã lực mới đủ khởi động.
Riêng lốp, Blackbird phải dùng loại đặc biệt do hãng BF Goodrich chế tạo vì trọng lượng cực lớn tới 170,000 pounds (77.110 kg), loại lốp này được tăng cường nhôm, nhưng tuổi thọ cũng không quá 20 cất hạ cánh nên phải thay liên tục.
4. Những chiếc chóp hình côn phía đầu máy máy bay là chi tiết vô cùng quan trọng
Đây đích thực là một phần của hệ thống điều khiển tiết lưu, di chuyển xung quanh để đảm bảo tỷ lệ không khí làm mát động cơ một cách ổn định.
Nếu có quá nhiều hoặc quá ít không khí sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ siêu thanh, phát sinh mất mát tức thì, đưa máy bay vào trạng thái nguy hiểm, mà người ta quen gọi là "mất lái", dẫn đến thảm họa không lường hết.
5. Blackbird từng được thử nghiệm tại Khu 51 ?
Lockheed chế tạo những chiếc máy bay Blackbird ở Burbank, sau đó đưa lên xe tải chở đến Khu 51 (Area 51), địa danh bí ẩn hiện đang được dư luận quan tâm, nơi chuyên dùng cho việc thử nghiệm máy, bay, vũ khí mới của Mỹ để thử nghiệm.
6. Phi công lái Blackbird phải lập gia đình?
Để trở thành phi công Blackbird hay thậm chí làm việc trên máy bay, tất cả mọi người đều được yêu cầu phải kết hôn, độ tuổi 25 đến 40 tuổi. Quy định này giúp tạo "cảm xúc ổn định", yên tâm công tác. Đội khi trong quá trình bay thử nghiệm, các phi công Blackbird đồng thời kết hôn để hoàn thành tiêu chí bắt buộc nói trên.
7. SR-71 là dòng máy bay Blackbird thứ ba
Trước Blackbird đã có những dòng máy bay tiên tiến, như A-12, tốc độ gấp ba lần tốc độ của âm thanh, được trang bị cho CIA.
Hay YF-12 được phát triển từ A-12 trước khi ra đời SR-71. Sau khi thiết lập nhiều kỷ lục tốc độ, các nguyên mẫu này đã giúp NASA nghiên cứu, ra đời các loại máy bay siêu thanh mới.
8. SR-71 Blackbird trở thành công cụ tuyên truyền
Tháng 2/1964, Tân Tổng thống Mỹ hồi đó là Lyndon B. Johnson (LBJ) đã thông báo công khai rùm beng về máy bay Blackbird có thể đạt tốc độ trên 2.000 dặm một giờ, một trong những vũ khí "sáng chói" của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, 10 tháng trước khi máy bay này thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
Đây là cách mà LBJ muốn thắng áp đảo đổi thủ chạy đua vào Nhà Trắng là Barry Goldwater, người thừa nhận Liên Xô đã bỏ xa Mỹ về nghệ chế tạo loại máy bay kiểu này.
Chính LBJ đã công bố nhầm tên máy bay là SR-71 thay vì RS-71. Một số người biện hộ sự sai này của LBJ là để bảo mật, có chủ ý.
Cuối cùng buộc các nhà thiết kế để thay đổi tên gọi có trong hơn 33.000 bản vẽ lớn nhỏ bằng... tay và bút xóa.
9. SR-71 cất cánh lần đầu tiên vào ngày nào?
SR-71 cất cánh lần đầu tiên vào ngày 22/12/1964, trong nhiều thập niên hoạt động, máy bay đối phương đã bắn trên 1.000 tên lửa với hy vọng hạ gục SR-71 và chỉ cần "nhấn ga và cười" SR-71 sẽ thoát hiểm, vì vậy người ta ví SR-71 là máy bay không thể bắn rơi.
SR-71 có khả năng chụp ảnh toàn bộ một vành đai lớn của Bắc Triều Tiên trong vòng 7 phút. Bắt đầu nghe một bài hát, SR-71 có thể bay độ cao tới 80.000 feet trên lãnh thổ Trung Quốc, và nghe hết bài hát nó đã có mặt trên vùng biển Nhật Bản.
10. Ở tốc độ Mach 3, một số bộ phận của máy bay nóng tới 1.000 độ F (538 độ C)
Khi một đối tượng trong bầu đạt tới vận tốc Ludicrous (tốc độ nhanh gấp đôi), ma sát từ dòng chảy của không khí gây ra rất nhiều sự tích tụ nhiệt.
Khi điều này xảy ra, sơn màu đen của SR-71 giúp nó triệt tiêu nhiệt tốt hơn so với các màu sơn khác, nên nó chịu mức nhiệt độ cao và hạn chế sự cố.
Các cửa sổ buồng lái 2 inch thạch anh của SR-71 phải đối mặt với mức nhiệt độ thường xuyên lên tới 600 độ F (316 độ C), nếu dùng thủy tinh bình thường sẽ không chịu được, làm sai lệch tầm nhìn của phi công.
11. Trang phục bay giống như du hành gia
Công nghệ chế tạo đồ bay dùng cho phi công SR-71 y trang đồ bay dùng cho các chuyên bay tàu vũ trụ Gemini.
Nó sử dụng công nghệ tăng áp oxy riêng để ngăn chặn nghẹt thở, bởi phi công phải làm việc trong môi trường áp suất và nhiệt độ cực lớn. Ngoài ra, công nghệ chế tạo và lắp đặt bồn chứa nhiên liệu của SR-71 cũng được thiết kế đặc biệt.
Mỗi giờ SR-71 đốt trên 44.000 pound (19.958kg ) nhiên liệu, vì vậy cứ 90 phút lại phải tiếp nhiên liệu một lần. Ở tốc độ trên Mach 2.0, SR-71 sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn, bình quân bay được khoảng 2.500 dặm (4.023 km) trong 90 phút. Việc tiếp nhiên liệu này do máy bay KC-135Q của UAF đảm nhận.
Chuyên tiếp nhiên liệu cho SR-71 cũng rất nhiều điều ít biết. Vào cuối những năm 50, CIA, không quân, và hãng Shell đã hợp tác cho ra đời một loại nhiên có tên JP7, có cấu trúc đặc biệt để hoạt động tốt ở môi trường áp suất, và tốc độ siêu âm.
Cho đến ngày nay, loại nhiên liệu này rất hiếm, khó sản xuất, vẫn chỉ được sử dụng cho các máy bay tiên tiến nhất có trên Trái đất.
12. Về hưu nhưng chưa nghỉ hưu
Mặc dù đã giải ngũ từ năm 1999, nhưng đến nay SR-71 vẫn chưa nghỉ hưu theo đúng nghĩa, vẫn được NASA sử dụng cho một số nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu phục vụ cho việc sản xuất thiết bị bay phục vụ cho chương trình chinh phục vũ trụ.