Ai sẽ hưởng lợi đầu tiên nếu Mỹ đánh Syria?

Minh Đức |

(Soha.vn) - Nếu có một cuộc tấn công quân sự vào Syria, người đầu tiên hưởng lợi không ai khác chính là các tập đoàn vũ khí Mỹ.

Các quan chức cấp cao Mỹ cho rằng, một hành động quân sự chống lại Damascus sẽ ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai, qua đó bảo vệ an toàn cho thường dân. Nhưng có một thực tế trớ trêu là ai dám chắc những quả tên lửa Tomahawk sẽ không rơi trên đầu dân thường Syria như đã từng gây ra cái chết cho hàng trăm thường dân ở Iraq, Libya?

Với mỗi quả tên lửa Tomahawk được phóng đi Raytheon nghiễm nhiên đút túi 1,4 triệu USD.

Với mỗi quả tên lửa Tomahawk được phóng đi, Raytheon nghiễm nhiên đút túi 1,4 triệu USD.

Bảo vệ thường dân chỉ là cái cớ để “mị dân” cho một hành động quân sự nhắm vào Syria. Câu hỏi lớn hiện nay là “Ai sẽ được hưởng lợi đầu tiên nếu Mỹ tấn công Syria?”. Người hưởng lợi đầu tiên đó không phải là người dân Syria hay chính quyền Washington mà chính là các tập đoàn vũ khí khổng lồ của Mỹ.

Với mỗi quả bom thông minh JDAMs được thả xuống nó có tiêu diệt được mục tiêu nào trên mặt đất hay không không cần biết nhưng Boeing có ngay 25.000 USD.

Với mỗi quả bom thông minh JDAMs được thả xuống, không cần biết nó có tiêu diệt được mục tiêu nào trên mặt đất hay không nhưng Boeing đã có ngay 25.000 USD.

Để đánh Syria, Mỹ cần tên lửa, cần bom và những vũ khí khác. Đây chính là cơ hội để các tập đoàn quốc phòng của Mỹ "ăn nên làm ra". Trong tuần đầu tiên của chiến dịch thiết lập vùng cấm bay tại Libya năm 2011, quân đội Mỹ đã tiêu tốn hết 600 triệu USD, trong đó có tới 340 triệu USD dùng để mua tên lửa và bom.

Số tiền này hiển nhiên đổ vào túi các tập đoàn quốc phòng lớn như Lockheed Martin, Raytheon, Northrop Grumman, Boeing... Ở Mỹ, sự phát triển của các công ty quốc phòng mang đậm tính chất thương mại theo đúng nghĩa đen của nó. Bên cạnh đó, một số chính trị gia, quan chức quân đội cấp cao có lợi ích rất lớn trong các tập đoàn quốc phòng và họ luôn tìm cách tác động đến chính quyền để tìm cách tiêu thụ vũ khí.

Với các công ty quốc phòng, họ cũng sử dụng rất nhiều chiêu để kéo các chính trị gia vào chuỗi lợi ích giá trị gia tăng của mình. Các quan chức quân đội cấp cao, các chính trị gia có tên tuổi của Mỹ khi về hưu lại được các công ty quốc phòng mời về làm cố vấn với những khoản thu nhập kếch xù.

Công việc của những vị cố vấn này không phải là cố vấn cho công ty mà cố vấn cho chính quyền trong việc phát triển và sử dụng vũ khí. Những vị quan chức này thường có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các chính sách quốc phòng của Mỹ nên lời nói của họ luôn có sức nặng đối với chính quyền Washington.

Các chiến dịch quân sự của Mỹ luôn là bầu sữa mẹ  nuôi sống các công ty quốc phòng của Mỹ cùng một số nhân vật cấp cao trong chính quyền.

Các chiến dịch quân sự của Mỹ luôn là bầu sữa mẹ nuôi sống các công ty quốc phòng của Mỹ, cùng một số nhân vật cấp cao trong chính quyền.

Lúc nào cũng có những vị tướng đương chức, hay về hưu không ngừng nói về những mối đe dọa với an ninh quốc gia Mỹ từ Iran, Triều Tiên, Syria. Nào là tên lửa của Iran sắp chạm tới nước Mỹ, nào là tên lửa Triều Tiên có thể mang đầu đạn hạt nhân đe dọa nước Mỹ cho dù những mối đe dọa này không hề hiện hữu một cách cụ thể.

Trung tâm thông tin và phân tích của Quốc hội Mỹ từng lên tiếng cáo buộc một số nhân vật chóp bu trong Lầu Năm Góc đã thổi phồng mối đe dọa từ khả năng tên lửa đạn đạo của Iran nhằm phát triển những chương trình vũ khí gây tốn kém ngân sách không cần thiết cho nước Mỹ.

Trong báo cáo doanh số hàng năm của Top 100 công ty quốc phòng hàng đầu thế giới, các tập đoàn quốc phòng khổng lồ của Mỹ như: Lockeed Martin, Boeing, Raytheon, Northrop Grumman, L-3 Communications, General Electric luôn nằm trong Top 10 những công ty có doanh số cao nhất.

Điều này có được là nhờ vào những hoạt động quân sự trên khắp thế giới của quân đội Mỹ. Trong suốt gần 10 năm tiến hành cuộc chiến tranh tại Iraq, "lợi ích" mà nó đem lại với nước Mỹ là khoản thâm hụt ngân sách quốc phòng lên đến 1.000 tỷ USD, với người dân Iraq, cuộc sống của họ thậm chí còn tồi tệ hơn trước khi người Mỹ tiến vào.

Nhưng đối với các công ty quốc phòng trong 10 năm đó, hàng trăm tỷ USD lợi nhuận đã chảy vào túi của họ, cho dù Mỹ thắng hay thua, tiền mua vũ khí chính phủ vẫn phải trả cho họ, với họ thế là đủ.

Một chuỗi các mắt xích trong chuỗi siêu lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất, buôn bán, sử dụng vũ khí vẫn liên tục vận động. Các chính trị gia, quan chức quân đội luôn tìm cách tác động đến chính quyền để sử dụng vũ khí, các công ty vũ khí ăn nên làm ra lại chia lợi nhuận kếch xù về cho các quan chức.

Điều đó lý giải tại sao luôn có các quan chức cấp cao của Mỹ mạnh miệng về sự cần thiết phải tiến hành các hoạt động quân sự vào Syria bởi hơi ai hết, họ cùng với các công ty quốc phòng chính là những người hưởng lợi trực tiếp do các hoạt động quân sự tạo ra.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: quansu@soha.vn. Trân trọng!

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại