Trong 10 năm qua, Việt Nam đầu tư cho vũ khí nào nhiều nhất?

Minh Đức |

(Soha.vn) - Trong vòng 10 năm từ năm 2002-2012, Việt Nam đã mua 2,85 tỷ USD vũ khí, trong đó có 2,687 tỷ USD vũ khí mua từ Nga.

Từ năm 2002-2012 hợp tác thương mại quốc phòng giữa Việt-Nga có sự tăng trưởng vượt bậc, Nga tiếp tục khẳng định vị trí nhà cung cấp vũ khí số 1 cho Việt Nam. Giá trị mua bán vũ khí hàng năm giữa 2 nước phần lớn đều trên 2 con số, chỉ có năm 2007, giá trị mua bán vũ khí Việt-Nga là 2 triệu USD.

Chi tiết mua sắm vũ khí của Việt Nam trong 10  năm qua được Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm SIPRI thống kế như sau, thống kê này chỉ liệt kê giá trị các hợp đồng đã được chuyển giao cho Việt Nam, không tính những hợp đồng đã được ký kết nhưng chưa chuyển giao.

	Từ năm 2002-2012, Nga tiếp tục khẳng định vị trí nhà cung cấp vũ khí số 1 cho Việt Nam.

Nga tiếp tục khẳng định vị trí nhà cung cấp vũ khí số 1 cho Việt Nam.

Trong năm 2002, Việt Nam đã mua tổng cộng 66 triệu USD vũ khí, trong đó có 62 triệu USD vũ khí từ Nga và 4 triệu USD vũ khí từ Ba Lan.

Năm 2003, giá trị mua sắm vũ khí chỉ đạt 28 triệu USD, trong đó có 20 triệu USD vũ khí từ CH Séc, kim ngạch từ Nga chỉ đạt 8 triệu USD. Năm 2004, kim ngạch vũ khí Việt-Nga tăng đột biến lên 304 triệu USD.

Trong năm 2005, Việt Nam đã mua vũ khí từ 5 quốc gia khác nhau với tổng kim  ngạch 329 triệu USD. Trong đó, CH Séc 26 triệu USD, Đức 8 triệu USD, Ba Lan 15 triệu USD, Nga 264 triệu USD, và Ukraine 16 triệu USD. Đây là năm đầu tiên trong giai đoạn này, Việt Nam nhập khẩu vũ khí từ một nhà cung cấp phương Tây.

Năm 2006, tổng kim ngạch nhập khẩu vũ khí chỉ đạt 44,5 triệu USD, trong đó, Nga chiếm 18 triệu và Ukraine chiếm 26 triệu USD, Israel 500.000 USD. Đến năm 2007, tổng kim ngạch mua vũ khí của Việt Nam giảm sút một cách đáng kinh ngạc, cả năm 2007, Việt Nam chỉ mua có vỏn vẹn 2,5 triệu USD vũ khí, trong đó từ Nga chiếm 2 triệu USD và từ Israel 500.000 USD.

Giá trị chuyển giao vũ khí cho Việt Nam tính theo quốc gia, Nga là nhà cung cấp số 1 cho Việt Nam.
Giá trị chuyển giao vũ khí cho Việt Nam tính theo quốc gia, Nga là nhà cung cấp số 1 cho Việt Nam.

Đến năm 2008, tổng kim ngạch mua vũ khí lại tăng lên con số 166 triệu USD trong đó mua từ Nga 153 triệu USD, Ukraine 13 triệu USD. Trong năm 2009, tổng giá trị vũ khí chuyển giao chỉ 56 triệu USD trong đó 55 triệu USD từ Nga và 1 triệu USD từ Romania.

Năm 2010, tổng giá trị vũ khí chuyển giao đạt 152 triệu USD trong đó 151 triệu USD từ Nga và 1 triệu USD từ Romania. Năm 2011 chứng kiến sự tăng trưởng đột biến về giá trị vũ khí chuyển giao cho Việt Nam. Trong năm 2011, có đến 1,339 tỷ USD vũ khí đã được chuyển giao cho Việt Nam, đây được xem là năm kỷ lục trong suốt thập niên hiện đại hóa quân đội Việt Nam tính từ năm 2002-2012.

Trong năm kỷ lục này có đến 1,318 tỷ USD vũ khí được chuyển  giao từ Nga, 20 triệu USD từ Ukraine và 1 triệu USD từ Romania. Đến năm 2012, giá trị vũ khí chuyển giao chỉ đạt 364 triệu USD, trong đó chuyển giao từ Nga 353 triệu USD, Ukraine 9 triệu USD và Canada 2 triệu USD, tuy thấp hơn nhiều so với năm 2011 nhưng đây cũng là năm có giá trị vũ khí chuyển giao lớn thứ 2 trong giai đoạn này.

Giá trị vũ khí chuyển giao tính theo chủng loại, máy bay là vũ khí được mua nhiều nhất trong giai đoạn này.
Giá trị vũ khí chuyển giao tính theo chủng loại, máy bay là vũ khí được mua nhiều nhất trong giai đoạn này.

Trong tổng số 2,85 tỷ USD vũ khí đã được chuyển giao cho Việt Nam giai đoạn 2002-2012, máy bay chiếm tỷ trọng cao nhất với 1,404 tỷ USD, tiếp theo là tàu chiến chiếm 745 triệu USD. Đứng thứ 3 về giá trị là tên lửa các loại chiếm 510 triệu USD, các hệ thống phòng không đứng thứ 4 chiếm 110 triệu USD, các hệ thống động cơ đứng vị trí thứ 5 chiếm 41 triệu USD.

Các hệ thống cảm biến đứng thứ 6 chiếm 39 triệu USD và cuối cùng là xe bọc thép với giá trị chỉ 1 triệu USD.  Các nhà phân tích của SIPRI nhận định, tỷ trọng vũ khí Nga trong tổng kim ngạch mua sắm vũ khí của Việt Nam những năm tiếp theo vẫn ở vị trí dẫn đầu. Mặc dù khối lượng vũ khí mua bán giữa Việt-Nga không lớn nhưng Việt Nam vẫn là đối tác đặc biệt quan trọng của Nga.

Hợp tác với Việt Nam không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho Nga mà còn cả những lợi ích chính trị rất quan trọng khác.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại