Lỡ "nổi loạn",Thổ khốn đốn trước sự bủa vây của 300 lính Nga ở Syria?

Vũ Thu Hương |

Lý do chính trong việc Nga khẩn cấp gửi quân đến Bắc Syria là bởi cuộc tấn công khốc liệt vẫn diễn ra ở tỉnh Al-Hasaka dưới sự nổi dậy của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ.

Moscow đã quyết định điều khoảng 300 binh sĩ đến miền Bắc của Syria (Ảnh minh họa).

Moscow đã quyết định điều khoảng 300 binh sĩ đến miền Bắc của Syria (Ảnh minh họa).

Quyết định bất ngờ

Theo BulgarianMilitary.com, Moscow đã quyết định điều khoảng 300 binh sĩ đến miền Bắc của Syria.

Những người lính đã được cử đến khu vực Hasaka và làm nhiệm vụ hỗ trợ các trung tâm giám sát, Thiếu tá Dmitry Suntsov, một trong những lãnh đạo của Trung tâm Giám sát chung Nga-Syria đưa ra nhận định này.

Thiếu tá Suntsov cho biết, mục tiêu chính của quân đội Nga sẽ là ngăn chặn sự leo thang của xung đột ở một phần của Syria và thực thi lệnh ngừng bắn.

Lý do chính trong việc Moscow khẩn cấp gửi quân đến khu vực trên nằm ở việc các cuộc tấn công khốc liệt vẫn diễn ra ở tỉnh Al-Hasaka dưới sự nổi dậy của lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và thân Thổ Nhĩ Kỳ.

Thành phố Tel Tamr, trung tâm hậu cần trong khu vực, đã phải hứng chịu các cuộc tấn công tàn khốc trong 48 giờ qua.

Một tình huống đã nảy sinh trong đó Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã giành quyền kiểm soát các trạm kiểm soát, phá vỡ nguyên tắc Syria đặt ra trong khu vực.

Damascus cũng cáo buộc Lực lượng Dân chủ Syria [SDF] cố tình làm hỏng hệ thống nước của khu vực để cô lập dân thường và gây đau khổ cho người dân. Tuy nhiên, cho đến nay, hiện chưa có bình luận nào về cáo buộc của các lực lượng dân chủ Syria.

Theo Bulgarian Military, tối muộn ngày 17/1, các cuộc tấn công dữ dội ở các thành phố Ain Issa (Al-Raqqa), Tal Tamr (Al-Hasakah) và Manbij (Aleppo) đã gây ra một loạt vụ nổ ở phía bắc Syria.

Theo hãng thông tấn Lebanon Al-Masdar News, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành các cuộc tấn công và được các máy bay chiến đấu hậu thuẫn.

Hậu quả của các cuộc tấn công là hệ thống cấp nước trong khu vực và nhà ga Alouk nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bị phá hủy, khiến hơn 1 triệu người không có nước uống.

Việc tăng viện quân của Nga đến khu vực Bắc Syria chắc hẳn sẽ làm cho Thổ Nhĩ Kỳ thêm áp lực. Và căng thẳng sẽ leo thang ở khu vực này là điều khó tránh.

Cuộc chiến ở Syria không ngừng leo thang căng thẳng

Vào tháng 2, Thổ Nhĩ Kỳ đã mất ít nhất 62 binh sĩ tử vong tại Syria. Gần 100 binh sĩ bị thương, các lực lượng do Syria hậu thuẫn đã phá hủy hàng chục xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ và hơn 10 máy bay không người lái bị bắn hạ. Washington nhiều lần cáo buộc Moscow có liên quan đến cái chết của binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng Nga bác bỏ những cáo buộc này.

Hồi đầu tháng 3, Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, ông Vladimir Putin và Recep Tayyip Erdogan, đã đồng ý rằng lệnh ngừng bắn sẽ có hiệu lực tại khu vực giảm leo thang Idlib. Tổng thống Syria Bashar al-Assad sau đó nói rằng nếu quân đội Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không rời khỏi đất nước, Damascus sẽ sử dụng quyền lực.

Lý do cho các cuộc đàm phán Nga -Thổ Nhĩ Kỳ là do tình hình ở Idlib trở nên trầm trọng hơn, nơi vào tháng 1, một cuộc tấn công quy mô lớn của quân đội Syria nhằm vào các vị trí của phe đối lập vũ trang và khủng bố đã bắt đầu.

Các lực lượng chính phủ đã tái chiếm gần một nửa khu vực giảm leo thang Idlib và bỏ lại một số trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau đó, Ankara đã tăng mạnh lực lượng quân sự của mình trong khu vực và tiến hành chiến dịch “Lá chắn mùa xuân” nhằm đẩy lùi quân đội Syria. Các chiến binh trung thành với Ankara và ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang can dự vào một số cuộc xung đột lớn nhất thế giới gồm Syria, Libya và vùng Kavkaz, song gần như không đối đầu trực tiếp trên các chiến trường này.

Hai nước hậu thuẫn các phe khác nhau, với hy vọng tăng cường hiện diện quân sự và ảnh hưởng chính trị tại khu vực Trung Đông và Địa Trung Hải.

Nhiều dấu hiệu leo thang căng thẳng giữa Moskva và Ankara khi Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường can dự vào nhiều xung đột khác nhau để gia tăng ảnh hưởng.

Một trong những động thái đáng chú ý nhất của Thổ Nhĩ Kỳ gần đây là việc nước này công khai ủng hộ Azerbaijan trong xung đột vũ trang với lực lượng Armenia ở Nagorno-Karabakh ngay tại khu vực Kavkaz, nơi được coi là "sân sau" của Nga.

Nga, với truyền thống gần gũi Armenia hơn, lên tiếng bày tỏ thất vọng trước thông tin lính đánh thuê Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn được điều tới tham chiến cùng quân đội Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh. Azerbaijan nhiều lần phủ nhận thông tin này, nhưng ngày càng có nhiều dấu hiệu chứng tỏ sự liên quan của Thổ Nhĩ Kỳ trong xung đột.

Tại Syria, nếu như trước đây các cuộc tấn công trước đây của Nga trong khu vực nhằm đẩy lực lượng phiến quân ra xa cao tốc M4 chạy dọc khu vực miền bắc Syria, nơi nước này triển khai lực lượng tuần tra chung với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, những cuộc tuần tra chung Nga-Thổ ngừng lại trong vài tháng qua, tạo điều kiện cho Nga tăng cường độ không kích.

Việc chấm dứt tuần tra chung là dấu hiệu cho thấy thỏa thuận ngừng bắn đang dần bị bào mòn, chỉ còn lại lựa chọn quân sự.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại