“Quái vật biển” VA-111 Shkval: Siêu ngư lôi Nga khiến kẻ thù kinh hãi

Tú Anh |

Loại ngư lôi siêu nhanh này được thiết kế với mục đích tiêu diệt gọn mục tiêu kẻ thù trước khi đối phương kịp có thời gian phát hiện để tiến hành các biện pháp đáp trả.

Trong phần lớn thế kỷ 20, Liên Xô trước đây và Nga sau này là quê hương của một trong những “công xưởng” chế tạo vũ khí hiện đại và đáng tin cậy nhất thế giới.

Từ các loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) tiên tiến có khả năng hoạt động ở nhiệt độ dưới âm đến các máy bay chiến đấu với tốc độ siêu nhanh, nếu trên thế giới xuất hiện bất kỳ loại vũ khí nào như thế, nước Nga đều có.

Trong khi phần lớn sự tập trung của mọi người thường đều đổ dồn vào các nhà phát triển máy bay chiến đấu như Mikoyan và Sukhoi với những chiến đấu cơ tiên tiến như MiG 29 và Su-35 thì Nga còn sở hữu một loại “quái vật biển” khác mà vận tốc cũng như độ nguy hiểm của nó không thể xem thường - ngư lôi VA-111 Shkval.

Cùng với các “hậu duệ” sau này, ngư lôi VA-111 Shkval được xem là câu trả lời của Liên Xô/Nga đối với tàu ngầm và ngư lôi của đối phương. Do Liên Xô phát triển, dòng ngư lôi này được đưa vào hoạt động từ năm 1977 và đạt tốc độ trên 200 hải lý/h (370 km/h).

“Quái vật biển” VA-111 Shkval: Siêu ngư lôi Nga khiến kẻ thù kinh hãi - Ảnh 1.

Phiên bản ngư lôi Shkval E xuất khẩu của Nga. Ảnh: NI

Loại ngư lôi siêu nhanh này được thiết kế với mục đích tiêu diệt gọn mục tiêu kẻ thù trước khi đối phương kịp có thời gian phát hiện để tiến hành các hành động đáp trả.

Ngư lôi VA-111 được phóng đi từ các ống phóng 533mm ở tốc độ 50 hải lý/giờ (93 km/h) trước khi đạt vận tốc 200 hải lý/giờ bằng cách sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn.

Theo một số báo cáo, VA-111 còn có thể đạt tốc độ hơn 250 hải lý/h và công việc chế tạo phiên bản cải tiến ở vận tốc 300 hải lý/h (560 km/h) cũng đang được Nga thúc đẩy.

Tốc độ của bất kỳ loại ngư lôi nào cũng đều chịu tác động bởi hai yếu tố cơ bản - phương pháp đẩy và các định luật vật lý. Vì vậy, một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào mà ngư lôi của Nga lại di chuyển nhanh như vậy trong khi các tàu chiến và vũ khí dưới nước chỉ có thể đạt tốc độ 50 hải lý/giờ?

Đây chính là câu trả lời: Trong khi ngư lôi truyền thống sử dụng chân vịt hoặc động cơ đẩy dưới nước thì ngư lôi Shkval sử dụng động cơ tên lửa. Tuy nhiên, nếu chỉ điều đó sẽ không cho phép ngư lôi VA-111 di chuyển với tốc độ lên đến 200 hải lý/giờ.

Shkval sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, phần đầu lắp thiết bị tạo khoang đặc biệt. Thế nhưng, một thiết bị tạo bọt là vẫn không đủ, do đó đầu ngư lôi được bổ sung thêm những ống dẫn khí tạo bọt và bọt khí được tạo ra bởi một máy nguồn tăng khí ga. Điều này cho phép tăng khối bọt khí và tạo bong bóng bao trùm toàn bộ thân ngư lôi.

Phát khiến trên chính là giải pháp tăng tốc cho ngư lôi vì lực cản là phản lực tác dụng lên bất kỳ vật thể nào di chuyển trong nước và vận tốc càng lớn thì lực cản càng lớn.

Khi viết về ngư lôi VA-111, Kyle Mizokami - nhà bình luận các vấn đề quốc phòng và an ninh của Tạp chí National Interest từng nhận xét như thế này:

“Hãy thử tưởng tượng viễn cảnh sẽ như thế nào nếu đột nhiên xuất hiện một loại vũ khí với vận tốc nhanh gấp 6 lần những hệ thống trước đó. Cú sốc về một hệ thống mang tính đột phá như vậy sẽ làm đảo lộn toàn bộ khu vực tác chiến khi các đối thủ tiềm năng phải “cuống cuồng” triển khai các biện pháp đối phó nhưng đều không thể chống trả được đòn tấn công của loại vũ khí này”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại